Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương

03-04-2023 15:00 | Văn hóa – Giải trí
google news

Kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh và các cộng sự đã nghiên cứu, phục dựng chế tạo chiếc nỏ và mũi tên 3 cạnh có ưu điểm vượt trội bởi độ xoáy rất lớn nhờ khí động học.

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 1.

Kéo dây nỏ vào vị trí lẫy nỏ. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh sau nhiều tháng dày công nghiên cứu đã phục dựng lại chiếc nỏ có cơ chế hoạt động giống chiếc “nỏ thần” thời An Dương Vương.

Sáng chế đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế tháng 8/2022 với phương pháp duy nhất trên thế giới cho phép bắn cùng lúc nhiều mũi tên.

Dựa trên mũi tên bằng đồng được khai quật ở khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam khẳng định tính xác thực về chiếc “ nỏ thần ” huyền thoại, kỹ sư Thanh và các cộng sự đã nghiên cứu, phục dựng chế tạo chiếc nỏ và mũi tên 3 cạnh có ưu điểm vượt trội bởi độ xoáy rất lớn nhờ khí động học.

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 2.

Lắp dây nỏ, loại dây đặc biệt để kéo bắn những mũi tên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 3.

Những mũi tên 3 cạnh được kỹ sư Vũ Đình Thanh và các cộng sự phục dựng. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Mũi tên có thể xoay như mũi khoan, có độ sát thương cao, cùng đó nỏ có thể bắn cùng lúc nhiều mũi tên trúng mục tiêu với khoảng cách hàng trăm mét.

Chiếc nỏ được phục dựng và bắn thành công, phần nào minh chứng cho nhiều tranh cãi về “nỏ thần” thời An Dương Vương là có thật./.

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 4.

Kỹ sư Vũ Đình Thanh giới thiệu cơ chế hoạt động của nỏ được phục dựng. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 5.

Chiếc nỏ mô phỏng “nỏ thần” làm bằng gỗ, tre được trưng bày trong khu di tích Cổ Loa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Phục dựng thành công “nỏ thần” thời An Dương Vương - Ảnh 6.

Chiếc nỏ mô phỏng “nỏ thần” làm bằng gỗ, tre được trưng bày trong khu di tích Cổ Loa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)


TTXVN/Vietnam+
Ý kiến của bạn