Phú Yên đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vùng dân tộc thiểu số

30-10-2023 16:27 | Xã hội
google news

SKĐS - Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Phú Yên đã đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nên nhiều đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số vùng dân tộc thiểu số

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Phú Yên là địa bàn cư trú của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số, chủ yếu là các dân tộc Ê Đê, Chăm, Ba Na.

Để nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, tỉnh Phú Yên tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Phối hợp, triển khai cung cấp các dữ liệu, số liệu, chỉ số thống kê, báo cáo kết quả triển khai các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình trên địa bàn tỉnh để hoàn thiện các phần mềm do Ủy ban Dân tộc xây dựng; Phối hợp Ủy ban Dân tộc tổ chức đào tạo chuyển giao và hướng dẫn vận hành Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả cho các cơ quan, địa phương chủ trì, triển khai các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Phú Yên đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác tổ chức triển khai chính sách của nhà nước.

Đồng thời, thực hiện tích hợp, liên thông Cổng thông tin điện tử của tỉnh Phú Yên, Cổng thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên với Cổng thông tin của Chương trình do Ủy ban Dân tộc xây dựng để khai thác, đồng bộ dữ liệu về các văn bản, chính sách, hoạt động, báo cáo kết quả... Đầu tư xây dựng hạ tầng trang thiết bị CNTT, hệ thống họp trực tuyến với đường truyền chuyên biệt tại Ban Dân tộc tỉnh đáp ứng chuẩn kết nối theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, đảm bảo an toàn thông tin, hoạt động ổn định, thông suốt để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh…

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá.

Phấn đấu đầu tư xây dựng hạ tầng trang thiết bị CNTT, hệ thống họp trực tuyến với đường truyền chuyên biệt tại Ban Dân tộc tỉnh đáp ứng chuẩn kết nối theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, đảm bảo an toàn thông tin, hoạt động ổn định, thông suốt để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu 80% các sở, ban, ngành chủ trì triển khai các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình và UBND các huyện thực hiện Chương trình được nâng cấp trang thiết bị phòng họp trực tuyến trên cơ sở kế thừa, phát triển hạ tầng sẵn có của các sở, ban, ngành và các huyện đáp ứng chuẩn kết nối đến hệ thống họp trực tuyến của Trung ương, của tỉnh.

Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số; 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Kế hoạch.

Nỗ lực chuyển đổi số tại huyện miền núi Sông Hinh

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là sức bật mới cho địa phương, thời gian qua, huyện Sông Hinh đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác chuyển đổi số trên địa bàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Phú Yên đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 3.

Các đoàn viên hướng dẫn người dân huyện Sông Hinh sử dụng các ứng dụng số trên điện thoại.

Là huyện miền núi với 7 xã và 52/75 thôn, buôn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên nhận thức về chuyển đổi số của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế nên đây cũng là khó khăn, thách thức rất lớn đối với địa phương trong quá trình chuyển đổi số. Hơn nữa, tình trạng những người trẻ đi làm ăn xa, ở nhà chủ yếu là người già và trẻ nhỏ nên tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh rất thấp, là rào cản lớn trong thực hiện xã hội số tại địa phương, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, hiện đại ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi số.

Tuy nhiên, huyện miền núi Sông Hinh xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương. Vì vậy, huyện đã chỉ đạo, tổ chức quán triệt và ban hành kịp thời các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướngchuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước.

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động cơ quan nhà nước tuy có chuyển biến nhưng chưa đồng đều; chưa thực hiện việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, chưa lập và lưu trữ hồ sơ công việc điện tử. Đội ngũ cán bộ có trình độ công nghệ thông tin vừa thiếu, vừa yếu, toàn huyện chỉ có 1 công chức phụ trách công nghệ thông tin… càng làm cho quá trình chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn.

Do đó, huyện Sông Hinh tiếp tục quán triệt và triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đến nay, huyện Sông Hinh có tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng Hệ thống quản lý văn bản điều hành, thư điện tử công vụ, chữ ký số và xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử chiếm trên 80%. Huyện đã đưa vào vận hành Hệ thống truyền hình trực tuyến kết nối từ trung ương đến cấp xã; Hệ thống quản lý văn bản điều hành iOffice phiên bản V5 đạt 100%. Toàn huyện có 114 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, trong đó cấp huyện 77 thủ tục hành chính, cấp xã 37 thủ tục hành chính và 188 dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Giai đoạn I, địa phương số hóa dữ liệu hộ tịch được 10.453 hồ sơ, đạt 100%; giai đoạn II được 22.213 hồ sơ, đạt 100%; giai đoạn III được 3.519/5.773 hồ sơ, đạt 57,73%...
Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú ThọChương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Thọ

SKĐS - Tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch chỉ đạo hướng dẫn tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS&MN.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý ở Hà Giang.


Thủy Tiên
Ý kiến của bạn