Phú Thọ triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 8, Chương trình MTQG 1719

22-08-2023 13:54 | Xã hội

SKĐS - Tại tỉnh Phú Thọ, Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 đang được triển khai tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thuỷ.

Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã tích cực, chủ động xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Dự án 8; thành lập Ban điều hành Dự án cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch giai đoạn và kế hoạch năm gửi tới các sở, ngành, địa phương, đồng thời nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ Hội LHPN các huyện tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương…

Dự án tập trung vào bốn nội dung: Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em.

Đồng thời xây dựng, nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát, phản biện hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng.

Phú Thọ triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 8, Chương trình MTQG 1719- Ảnh 1.

Thành viên các “Tổ truyền thông cộng đồng” xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn trao đổi kinh nghiệm, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền.

Từ năm 2022 đến nay, các cấp Hội đã tổ chức 20 lớp tập huấn về các nội dung chuyên đề thực hiện Dự án 8 cho 1.582 người là cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh, huyện và các ngành có liên quan, trên 40 buổi truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà, phòng chống bạo lực gia đình tại các xã được triển khai dự án; truyền thông "Kỹ năng phòng vệ bản thân" cho học sinh tại các trường học; tổ chức hội nghị đối thoại chính sách với chủ đề phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và một số nội dung khác…

Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai Cuộc thi "Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS&MN lần thứ nhất" với tên gọi "Lắng nghe con nói" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. Đã có trên 1.200 tác phẩm (tranh vẽ, video) của các em học sinh tiểu học và THCS gửi về Hội LHPN tỉnh tham dự cuộc thi với chủ đề "Gia đình hạnh phúc".

Thông qua Dự án 8 sẽ là điều kiện thuận lợi để Hội LHPN tỉnh và các sở, ngành, địa phương thúc đẩy chăm lo cho phụ nữ, trẻ em DTTS, những phụ nữ yếu thế còn chịu nhiều thiệt thòi, rào cản của xã hội, đồng thời trao cho họ cơ hội để vươn lên, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, xã hội

Song song với công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thực hiện Dự án 8, các cấp Hội LHPN đã triển khai xây dựng nhiều mô hình nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo tiếng nói của trẻ em gái như: Mô hình tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy, CLB thủ lĩnh của sự thay đổi…

Đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã thành lập được 100 "Tổ truyền thông cộng đồng", 10 "Địa chỉ tin cậy", 8 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại năm huyện triển khai dự án. Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Dự án 8, duy trì và nhân rộng các mô hình. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh được triển khai dự án đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, thành lập và ra mắt nhiều mô hình cụ thể, thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN.
Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng dân tộc thiểu sốNâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Những năm gần đây, ngành y tế đã triển khai nhiều chương trình, dự án phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đào tạo cô đỡ thôn bản - Khó khăn và thách thức.


Hồng Huế
Ý kiến của bạn