Phú Thọ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong đồng bào dân tộc thiểu số

28-10-2023 09:44 | Xã hội

SKĐS - Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến hoạt động thúc đẩy kinh doanh, khởi nghiệp; khuyến khích khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS.

Thực hiện các kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ để thực hiện thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và thu hút đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hỗ trợ cho 12 doanh nghiệp, hợp tác xã có các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng tham dự sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức trong tháng 9 tại Hà Nội.

Các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào DTTS và miền núi được tỉnh Phú Thọ lựa chọn tham gia bao gồm: Chè bát tiên Long Cốc, đặc sản trà xanh Tân Sơn, chè đinh đặc sản, chè tôm nõn, các chất tẩy rửa sinh học từ tinh dầu quế, gạo nếp, rượu; mì gạo, mật ong, tinh dầu quế…

Phú Thọ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Các sản phẩm sạch của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Thọ được phát triển trên thị trường.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Phú Thọ tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ của Chương trình và quảng bá các sản phẩm tiêu biểu, tiềm năng phát triển kinh tế, phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại các địa phương, Ban Dân tộc đã tổ chức nhiều hội nghị tại các cụm xã vùng đồng bào DTTS nhằm cấp thông tin về về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, chia sẻ các mô hình khởi nghiệp, kinh doanh mới và những tấm gương, mô hình khởi nghiệp thành công.

Đối tượng tham gia tại các hội nghị chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế trên địa bàn, thanh niên, đoàn viên, hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã, thôn vùng DTTS và miền núi.

Thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền phổ biến về chính sách khởi nghiệp và các mô hình khởi nghiệp kinh doanh thành công đã lan tỏa, tạo động lực để đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, làm giàu và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát triển trồng dược liệu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiPhát triển trồng dược liệu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

SKĐS - Trồng dược liệu tạo mức thu nhập ổn định cho người dân địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng ở Lào Cai.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển y dược cổ truyền dược liệu ở Việt Nam.


PV
Ý kiến của bạn