Hà Nội

Phụ nữ U50 và những phương pháp phòng ngừa loãng xương, gãy xương

09-12-2021 06:29 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Loãng xương là hiện tượng xương mỏng dần, các chất trong xương ngày càng thưa dần. Việc này khiến xương dễ gãy, dễ tổn thương. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già.

1.Vì sao phụ nữ mãn kinh hay bị loãng xương

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa với đặc điểm chất khoáng trong xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị suy thoái, dẫn đến hệ quả tăng nguy cơ gãy xương. Quá trình dẫn đến loãng xương có liên hệ mật thiết với sự suy giảm estrogen ở phụ nữ.

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương là một vấn đề rất đáng quan tâm, vì qui mô và hệ quả nghiêm trọng của bệnh. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gặp hệ lụy là gãy xương. Đó là các xương tay, cổ tay, xương đùi, cột sống, thắt lưng… Một khi xương bị gãy, nguy cơ gãy xương lần thứ hai sẽ tăng gấp 2 lần. Do đó, làm cách nào để phòng ngừa loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh là mối quan tâm của nhiều người.

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương là một vấn đề rất đáng quan tâm, vì qui mô và hệ quả nghiêm trọng của bệnh.

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương là một vấn đề rất đáng quan tâm vì qui mô và hệ quả nghiêm trọng của bệnh.

2. Điều trị, phòng ngừa loãng xương và gãy xương ở phụ nữ mãn kinh

Để phòng ngừa loãng xương, cần phải nhận ra những cá nhân có nguy cơ cao để can thiệp kịp thời. Nhưng để nhận ra những cá nhân có nguy cơ cao, cần phải có thông tin về yếu tố nguy cơ, tiêu chuẩn chẩn đoán

Hầu như loãng xương không có triệu chứng cụ thể. Bạn chỉ được phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm, hay chỉ khi bạn bị gãy xương.

Loãng xương không thể điều trị được hết mà chỉ có thể làm giảm, hạn chế quá trình. Trước hết cần phải cung cấp canxi cho cơ thể. Đối với phụ nữ trưởng thành mỗi ngày cần 1.000mg canxi. Còn đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở đi thì cần phải có trên 1200mg canxi/ngày.

3.Cách phòng ngừa loãng xương và nguy cơ gãy xương:

- Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, hằng ngày. Chọn những bài tập phụ hợp với thể trạng và sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đi xe đạp.

- Nếu bạn được chỉ định sử dụng thuốc điều trị loãng xương thì phải chắc chắn theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống thuốc điều trị loãng xương.

- Cần bổ sung canxi hằng ngày nếu bị chẩn đoán loãng xương. Bạn cần từ 400 đến 1000 UI vitamin D mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn có thể nhận được vitamin D qua uống sữa, thuốc bổ sung hoặc phơi nắng.

- Bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như hải sản, các loại nghêu, sò, trai, hến.. Uống sữa không chất béo và các sản phẩm làm từ sữa. Ăn các trái cây tươi, giàu vitamin như cam quýt, bưởi, hạnh nhân…

Loãng xương không thể điều trị được hết mà chỉ có thể làm giảm, hạn chế quá trình.

Loãng xương không thể điều trị được hết mà chỉ có thể làm giảm, hạn chế quá trình.

- Hạn chế thực phẩm bánh quy, các loại thịt,…Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit vì nó không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn gây cá bệnh khác như đau đầu, thiếu tập trung, sâu răng, mỏi gân cốt.

- Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn, chứa chất kích thích như café, nước ngọt, rượu, bia. Các loại đồ hộp, thịt nguội cũng nên hạn chế.

Thuốc điều trị loãng xương, những lưu ý khi sử dụngThuốc điều trị loãng xương, những lưu ý khi sử dụng

SKĐS - Loãng xương là tình trạng cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy và hậu quả cuối cùng là gãy xương. Vậy có thể sử dụng thuốc gì để điều trị loãng xương?

Xem thêm video được quan tâm:

Bất Ngờ: Omicron tự hủy diệt chính mình, đại dịch sẽ kết thúc | SKĐS


BS. Trần Thu Phương
Ý kiến của bạn