Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bắt đầu dậy thì lúc 12 tuổi hoặc muộn hơn cũng như những người mãn kinh một cách tự nhiên hoặc có can thiệp khi 50 tuổi hoặc muộn hơn có thể sống tới 9 thập kỷ. Ngoài ra, phụ nữ hơn 40 năm ở độ tuổi sinh sản cũng có liên quan đáng kể với tăng tuổi thọ.
Theo Aladdin Shadyab, nghiên cứu sinh ĐH California, SanDiego, nhóm nghiên cứu của họ đã phát hiện thấy rằng những phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi muộn hơn ít có khả năng bị những vấn đề sức khoẻ như bệnh tim mạch và những người mãn kinh muộn dễ có sức khoẻ tổng thể tốt hơn. Những phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt và mãn kinh muộn cũng ít có khả năng hút thuốc lá hoặc mắc bệnh tiểu đường. Các yếu tố như hút thuốc có thể làm tổn thương hệ tim mạch và buồng trứng, kết quả là có thể gây mãn kinh sớm. Phụ nữ mãn kinh muộn và ở độ tuổi sinh sản dài hơn đã giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Trong nghiên cứu đầu tiên đánh giá mối liên quan của các yếu tố sinh sản với tuổi thọ, gần 16.000 người tham gia đã được theo dõi trong 21 năm. Trong số những người này, 55% vẫn sống đến tuổi 90.