Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống

13-11-2024 06:31 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với người phụ nữ Dao đỏ từ lâu đời. Mặc dù trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Dao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì vẫn được duy trì.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 1.

Hoàng Su Phì là huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, là tỉnh có 12 dân tộc cùng sinh sống với một kho tàng văn hóa truyền thống rất phong phú và độc đáo. Huyện Hoàng Su Phì luôn chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 2.

Nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ vốn gắn bó với người phụ nữ Dao đỏ từ lâu đời. Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, đến nay nghề dệt thổ cẩm cũng phần nào bị mai một.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 3.

Với mong muốn xây dựng và nhân rộng mô hình thêu, dệt thổ cẩm của người Dao đỏ gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch, tăng thu nhập cho người dân, cuối năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND huyện Hoàng Su Phì xây dựng mô hình bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Dao đỏ.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 4.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 5.

Nếu như trước đây, các bà, các chị chủ yếu thêu, dệt ở nhà, thì nay được hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng, những người phụ nữ thường tập trung tại đây để hoạt động. Sản phẩm thủ công được trưng bày, giới thiệu tại nhà cộng đồng, khách đến cũng dễ thấy, dễ tìm.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 6.

Chị Lý Mỳ Lai (thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) chia sẻ, từ khi Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng, trang thiết bị và mở các lớp tập huấn về thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, các chị em rất vui, vì không những giữ gìn được nghề mà còn có thu nhập từ việc bán các sản phẩm thổ cẩm.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 7.

Chị Triệu Mù Pú (thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên) cho biết, từ khi 10 tuổi, chị đã được bà và mẹ truyền dạy nghề dệt vải, thêu những bộ trang phục của dân tộc mình. Học từ những cái đơn giản nhất cho đến cái khó. Đến nay, chị đã trở thành nghệ nhân thêu, dệt thổ cẩm, truyền dạy cho thế hệ trẻ trong xã.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 8.

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở Hoàng Su Phì phát triển, nhiều du khách nước ngoài ưa thích sản phẩm thổ cẩm. Vì vậy, việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo trên nền bản sắc của mỗi dân tộc là rất cần thiết. Việc làm này không chỉ giúp bảo tồn nghề thêu, dệt trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số mà còn giúp người dân có thêm thu nhập.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 9.

Hình ảnh PV Báo sức khỏe & Đời sống ghi nhận phụ nữ người Dao đỏ cặm cụi thêu từng chi tiết nhỏ lên sản phẩm thổ cẩm tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 10.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 11.

Phụ nữ Dao đỏ ở Hoàng Su Phì tỉ mỉ thêu dệt thổ cẩm gìn giữ nghề truyền thống- Ảnh 12.

Với hướng đi mới trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì, không chỉ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra các sản phẩm đẹp có giá trị cao phục vụ khách du lịch, nâng cao đời sống tinh thần, mà còn tạo sự đoàn kết, tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từ đó tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn