Phòng xét nghiệm MephaLab: Xét nghiệm máu tầm soát giun đũa chó tại Bến Tre

05-05-2023 10:00 | Y tế

Theo ThS Nguyễn Hoàng Ân, bệnh ấu trùng giun đũa chó (người dân hay gọi là bệnh sán chó) là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) gây nên.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương các cơ quan như phổi, mắt, gan và hệ thần kinh của người.

Phòng xét nghiệm MephaLab: Xét nghiệm máu tầm soát giun đũa chó tại Bến Tre - Ảnh 1.

Giun đũa chó có thể lây từ chó sang người

Nguồn bệnh ở đâu?

Nguồn bệnh hay ổ chứa chính là chó, đặc biệt chó con là ổ chứa nguy cơ cao nhất cho người. Ngoài ra, một số động vật khác (gà, vịt, trâu, bò, cừu, thỏ) có thể mang nguồn bệnh với tỷ lệ thấp hơn.

Bên cạnh đó điều kiện khí hậu Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa chó. 

Giun đũa chó lây truyền như thế nào?

Giun đũa chó (người dân hay gọi là sán chó) trưởng thành trong ruột chó. Giun để trứng và thải ra môi trường ngoài cùng với phân. Trứng có thể tồn tại trong môi trường đất 2-3 tuần, thậm chí lâu hơn. Con người nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó khi:

- Người ăn phải thực phẩm, nước uống bị nhiễm trứng giun đũa chó.

- Người ăn phủ tạng hay thịt sống/chưa chế biến chín của một số vật chủ chứa mầm bệnh như gà, vịt, trâu, bò, cừu, thỏ.

- Đặc biệt đối với trẻ em dễ bị nhiễm nhất, trẻ em thường hay chơi ở sàn nhà, sân vườn, công viên... nhiều khả năng tay bản dính trứng giun đũa chó và cho vào miệng.

Nhiễm giun đũa chó (người dân hay gọi là sán chó) có biểu hiện như thế nào?

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ân chia sẻ: Triệu chứng của giun đũa chó phụ thuộc vào số lượng trứng đã nhiễm vào cơ thể, thời gian nhiễm bệnh, phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với giun đũa chó. Phần lớn người bị nhiễm giun đũa chó không có triệu chứng nên không biết mình đã bị nhiễm. Người bệnh thường phát hiện khi xét nghiệm tổng quát định kỳ hàng năm hoặc người bệnh đã có các triệu chứng rõ ràng:

- Ngứa, nổi mẩn;

- Đau đầu;

- Đau bụng;

- Ho;

- Rối loạn giấc ngủ;

Ngoài ra ấu trùng giun đũa chó có thể di chuyển lên các cơ quan khác:

- Mắt: gây giảm thị lực, u hạt, viêm giác mạc, mất thị lực.

- Các cơ quan như tim, phổi, gan: gây đau bụng. gan to, tiêu chảy, nôn, hen phế quản, tức ngực, sốt đau đầu, mệt mỏi, sụt cân.

- Hệ thần kinh: gây sốt đau đầu, co giật.

Phòng ngừa bệnh giun đũa chó

- Tẩy giun định kỳ cho cún cưng.

- Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu có phân chó, khu vực trong nhà và khu vực chơi của trẻ.

- Thu dọn loại bỏ ngay phân cún cưng để ngăn ngừa trứng từ các con lây nhiễm phát tán.

- Rửa tay sạch sau khi sờ hoặc chơi với cún cưng.

- Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đàm bảo ăn chín và uống chín. Cọ rửa sạch nơi vui chơi trẻ em và các dụng cụ trẻ em chơi.

Xét nghiệm máu giun đũa chó (xét nghiệm sán chó) được thực hiện như thế nào?

Phòng xét nghiệm Mephalab tại Bến Tre thực hiện xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa, đây là phương pháp phổ biến được sử dụng để phát hiện kháng thể IgG của giun đũa chó trong máu người bệnh. Trường hợp bệnh nhân có kháng thể IgG, nghĩa là bệnh nhân đã từng bị nhiễm giun đũa chó.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ân chia sẻ: Thực hiện xét nghiệm giun đũa chó (người dân hay gọi là sán chó), bệnh nhân không cần phải nhịn ăn, có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Hiện tại phòng xét nghiệm Mephalab thực hiện xét nghiệm giun đũa chó có kết quả là 150 phút, sử dụng thiết bị xét nghiệm Biorad (Mỹ), kit xét nghiệm của hãng Đức.

Phòng xét nghiệm MephaLab: Xét nghiệm máu tầm soát giun đũa chó tại Bến Tre - Ảnh 2.

Kỹ thuật viên tại Mephalab thực hiện xét nghiệm

Ngoài ra Phòng Xét nghiệm Y khoa Mephalab tại Bến Tre được trang bị các thiết bị xét nghiệm tự động: Cobas E411 của hãng Roche (Đức), PLK (ý) thực hiện các xét nghiệm tổng quát, tiểu đường, mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận, acid uric, viêm gan B, viêm gan C, chức năng tuyến giáp, các loại giun sán khác. Bên cạnh đó Mephalab còn liên kết  với Trung tâm Y khoa Hòa Hảo TP.HCM thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư và sinh học phân tử.

Phòng xét nghiệm MephaLab: Xét nghiệm máu tầm soát giun đũa chó tại Bến Tre - Ảnh 3.

Phòng xét nghiệm y khoa Mephalab tại Bến Tre

Thông tin liên hệ

Xét nghiệm y khoa MephaLab Bến Tre - ThS. Nguyễn Hoàng Ân

Địa chỉ: 99D Đoàn Hoàng Minh, Phường 6, Bến Tre

Hotline/Zalo: 082 2629 039

Fanpage: Xét nghiệm y khoa Mephalab Bến Tre-ThS Hoàng Ân

Website: https://xetnghiemykhoamephalab.com/


PV
Ý kiến của bạn