NASA nên cập nhật hướng dẫn an toàn phóng xạ cho các phi hành gia, nghiên cứu trên khuyến cáo, bởi cần số liệu chính xác hơn về việc du hành vũ trụ sẽ ảnh hưởng thế nào tới cơ thể.
Giáo sư vật lý Nathan Schwadron, Trường Đại học New Hampshire, tác giả chính của nghiên cứu Space Radiation (phóng xạ vũ trụ) cùng đội ngũ của ông, sử dụng vệ tinh do thám mặt trăng Crater đã phát hiện ra rằng tỷ lệ phóng xạ vũ trụ cao hơn dự đoán trước đó rất nhiều, nó có thể tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đối với các chuyến du hành mặt trăng hay sao Hỏa trong tương lai.
Cơ quan vũ trụ châu Âu cho phép vòng đời phi hành gia được hấp thu tối đa 1 sievert phóng xạ, tương ứng với 5% nguy cơ gây ung thư trong đời; NASA khắt khe hơn, chỉ cho phép 3%. Trong khi đó, đo đạc từ vệ tinh do thám sao Hỏa vào năm 2013 cho thấy, một chuyến đi kéo dài 860 ngày tới sao Hỏa (gồm 500 ngày trên bề mặt sao Hỏa) sẽ khiến mỗi phi hành gia phơi nhiễm lượng phóng xạ lên tới 1.01 sievert.