Phóng viên truyền hình Andrew Pearson: “Việt Nam đã làm thay đổi nghề báo trong tôi”

21-06-2018 07:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Phóng viên Andrew Pearson có bài viết trên tờ New York Times với tựa đề “How Vietnam Changed Journalism” để nói về việc Việt Nam đã làm thay đổi nền báo chí thế nào.

Cuộc chiến Việt Nam đã buộc thế giới phải nhìn nhận lại đâu là chân lý và sự thật. Ông đã kể lại câu chuyện mình đã thức tỉnh thế nào sau khi đặt chân tới Việt Nam vào thời điểm diễn ra chiến tranh.

Những nhà báo cuối cùng rời khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975.

Những nhà báo cuối cùng rời khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975.

Trải nghiệm của tôi, và của rất nhiều nhà báo khác, thậm chí là của hầu hết các nhà báo Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm biến đổi nghề báo của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra rằng trong nhiều năm qua, chính phủ đã không được thông báo đầy đủ, thậm chí sai lệch về các vấn đề sự sống và cái chết. Do đó, các phóng viên ngày nay đang làm công việc tốt hơn bởi họ biết về cả một tiến trình lừa dối và những hậu quả để lại lên xã hội Mỹ.

Cuộc chiến Việt Nam đã đè nặng lên các phóng viên trẻ, các tờ báo và bản tin TV. Quá nhiều gánh nặng đặt lên việc đưa tin về bước chuyển trong câu chuyện, đặc biệt liên quan tới xung đột hiện hành và ấp ủ của Mỹ ở nước ngoài. Mô hình hoạt động của các bản tin truyền thông dựa vào đó. Để có thể đưa tin đến với công chúng, ngành báo chí cần thời gian và “đất” cho phép các phóng viên cho bài viết dài hơn trong các bản tin từ nước ngoài gửi về. Nếu không tin tức sẽ trở nên kiểu “họ đến đây, họ đi ra kia”, tường thuật song song về hành động quân sự mà chẳng mang ý nghĩa nó cần để cho phép người Mỹ hiểu những cuộc xung đột này sẽ đưa chúng ta tới đâu?

Vào năm 1995, 20 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, tôi được yêu cầu viết một bài báo để kỷ niệm ngày này. Tôi chọn đi tới Beallsville, bang Ohio, một thị trấn nhỏ có quá nhiều thương vong. Một trong những cựu chiến binh tôi tới gặp, một lính thủy, ra mở cửa nhưng chẳng hề mời tôi vào nhà hay bắt tay tôi. Tôi nói với ông đang quay một bộ phim cho PBS về trải nghiệm của ông và những mất mát của thị trấn. Ông lắng nghe, nhưng cách biểu lộ của ông rất thù nghịch. Tôi nói bản thân mình đã từng ở Việt Nam làm phóng viên truyền hình trong 5 năm. Tôi cố gắng nghĩ xem mình có thể vượt qua giây phút khó xử này thế nào bởi đôi khi bằng cách chia sẻ, bạn có thể giúp họ nhận ra là bạn ở bên họ chứ không phải chống lại họ. Nhưng tôi không thể nào vượt qua được sự thù nghịch của ông dù chiến tranh đã kết thúc sau nhiều năm. Tôi đành cảm ơn ông và ra về.

Tôi có lẽ là người gợi nhớ lại các tin xấu từ chiến trường Việt Nam, đặc biệt trên TV. Các tin tức luôn buồn và ảm đạm - các cuộc phục kích, người thương vong, trực thăng cứu thương cố gắng đưa người ra. Hẳn gia đình của ông đã viết cho ông những gì họ đã xem trên TV và tự hỏi thật như thế sao? Rõ ràng là ông đã tức giận với tôi, có thể ghét những gì ông nghĩ là sự xuyên tạc của báo chí như ông đã biết. Hoặc có thể ông biết rằng những tin xấu là đúng nhưng không muốn dính dáng tới nó.

Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Lầu Năm Góc quyết định rằng có quá nhiều bản tin tiêu cực về vùng chiến sự và sẽ giới hạn các nhà báo được tiếp cận với chiến trường. Các bản tường thuật về những gì đã xảy ra sẽ được nhân viên quan hệ công chúng chuẩn bị, và các quan chức, được gọi là “người trông nom” sẽ đi cùng với các phóng viên để giám sát hành động và tin tức họ nhận được. Một đồng nghiệp kể với tôi rằng ở Iraq, ông không được phép nói chuyện với người dân địa phương. Vẫn có thể tìm ra điều gì đang thực sự xảy ra dưới các điều kiện rất nghiêm ngặt này, nhưng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Bây giờ cũng nguy hiểm hơn nhiều, bởi chiến tranh bây giờ tàn khốc hơn nhiều.

Làm giỏi nghề báo luôn là điều khó khăn. Bởi thế hệ phóng viên mới sẽ không coi điều gì là nghiễm nhiên bởi họ đã quá hiểu về nó qua chiến tranh Việt Nam. Công việc của họ ở mọi nơi là mang đến các tờ báo ngày,  bản tin truyền hình và tin tức online, blog, website hay nhất. Tất nhiên nghề báo sẽ thích hợp với một số đối tượng nhất định. Không có thi tuyển đầu vào, vì vậy nhiều bản tin có thể do những người xao lãng hoặc thiếu kinh nghiệm làm ra về những đề tài mà họ giả vờ biết. Ngành báo cũng không tốt hơn hay tồi hơn bất kể cơ quan nào khác ở Mỹ. Nhưng những phóng viên trẻ giỏi nhất đã học được từ chiến tranh Việt Nam để đặt câu hỏi và tự mình tìm hiểu điều gì đang xảy ra.


Nguyễn Vân
Ý kiến của bạn