Phòng viêm xung huyết hang vị

PGS.TS Hoàng Bùi Hải

PGS.TS Hoàng Bùi Hải

Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

11-08-2021 14:00 | Phòng mạch online

SKĐS - Viêm xung huyết hang vị nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm hoặc điều trị không đúng phác đồ có thể chuyển thành mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm xung huyết hang vị,

Hỏi: Tôi 35 tuổi, hay bị đầy hơi chướng bụng nhất là khi ăn no. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày làm tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh này.

Nguyễn Cảnh (Hà Nội)

Viêm xung huyết hang vị là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm, gây tình trạng các mạch máu giãn nở xung huyết vùng niêm mạc dạ dày bị viêm trở nên đỏ hơn các vùng khác.

Nguyên nhân gây xung huyết hang vị dạ dày

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Do sử dụng các loại thuốc chống viêm như corticoid (prednisolon, dexamethason...) hay thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, mobic... kéo dài; Do căng thẳng kéo dài; Ăn uống thất thường bỏ bữa thường xuyên, ăn quá no hay để bụng quá đói; Sử dụng các chất kích thích thường xuyên như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá hay gia vị cay nóng…

PHÒNG VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ - Ảnh 2.

Viêm sung huyết hang vị có thể do nhiều nguyên nhân.

Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào ở vùng trên rốn, sát với xương ức (vùng thượng vị) kèm theo đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Đau có thể lan lên ngực, vai, sau lưng, thắt lưng. Lúc no đau nhiều hơn lúc đói…

Phòng viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để phòng bệnh viêm xung huyết hang vị, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý (không ăn nhanh, không ăn vội vàng, phái ăn chậm, nhai kỹ, không nên cho cành vào cơm,…). Cần ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, không ăn, uống quá no, sau khi ăn uống xong không nên lao động, vận động ngay (chơi thể thao, đá bóng, chạy…). Hạn chế ăn chua cay (dấm, ớt, bồ tạt, hạt tiêu…). Không uống rượu, bia, nước ngọt có hơi (gas) khi đói. Tốt nhất là không hút thuốc, không nên uống quá nhiều cà phê, trà đặc.

Nếu có bệnh cần dùng thuốc bạn phải tuân theo lời dặn của bác sỹ, nhất là các loại thuốc có hại cho dạ dày (aspirin, corticoid…). Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xem xét soi dạ dày và làm test HP, dùng thuốc theo phác đồ.

Đặt câu hỏi

Loading...

Xem tiếp
TS. Hoàng Bùi Hải
Ý kiến của bạn