Hà Nội

Phòng ngừa viêm da trong mùa đông

SKĐS- Viêm da là bệnh khá phổ biến trong mùa đông, thuộc chứng thấp chẩn trong y học cổ truyền. Bệnh tiến triển từng đợt, hay tái phát.

1. Nguyên nhân sinh bệnh

Chứng thấp chẩn do hai nguyên nhân gây ra: Nội sinh (bên trong cơ thể) và ngoại sinh (bên ngoài).

Nguyên nhân nội sinh do công năng của các tạng phủ suy yếu, mất cân bằng sản sinh nội thấp, nội nhiệt, nội phong mà sinh bệnh.

Nguyên nhân bên ngoài chủ yếu là do phong, thấp, nhiệt, táo tà, các yếu tố biến hóa của khí hậu, môi trường xâm nhập vào da gây nên.

2. Biểu hiện của viêm da

Bệnh cảnh chung là khi tiếp xúc với một yếu tố gây dị ứng nào đó, vùng da tiếp xúc sẽ bị đỏ lên. Vị trí hay gặp ở mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân. Chúng có đặc điểm loại hình về mảng mụn, ngứa, đỏ, các mụn nước nhỏ li ti lấm tấm như đầu đinh ghim nổi lên lờ mờ, có đường kính khoảng 1-2cm. Các nốt mụn to dần, màng da che phủ khá dầy, không có mủ và rất ngứa. Khi gãi bật ra hoặc gãi cho chảy máu thì hết ngứa hoặc ngứa giảm. Nhưng da dễ bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương sâu để lại sẹo.

photo-1640881996382

Cây và vị thuốc long đởm thảo trong bài thuốc Long đờm tả can thang

3. Bài thuốc điều trị viêm da

Dùng bài: " Long đờm tả can thang " lưu chép trong " Y tôn kim giám".

Thành phần: Long đởm thảo 6g, trạch tả 12g, xa tiền tử 9g, mộc thông 9g, sinh địa 9g, đương quy vĩ 9g, chi tử 9g, hoàng cầm 9g, cam thảo 6g.

Cách bào chế: Long đởm thảo, chi tử, sinh địa tẩm rượu sao; hoàng cầm sao. Đương quy tẩy rượu. Các vị trên sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia 3 phần, uống trong ngày. Cần dùng 3-5 thang.

Phương giải bài thuốc: Long đờm thảo vị đắng, tính hàn, nhập can, có thể lui can, tản nhiệt, trừ chứng sưng thấp nhiệt hạt tiêu, tả hỏa bàng quang, rất hiệu quả về thanh tả hỏa nhiệt can đảm trừ thấp nhiệt hạ tiêu. Hoàng cẩm, chi tử đều thanh nhiệt, táo thấp, tả can hòa. Trạch tả, xa tiền tử, mộc thông đều lợi thủy, thông lâm, trợ giúp long đm thảo thanh nhiệt lợi thấp, dẫn hỏa theo tiểu tiện ra ngoài.

4. Thuốc dùng ngoài 

Bài 1: Cây bông tai 150g, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, bôi ngày 3 lần.

Bài 2: Khổ sâm 15g, hoàng bá 9g, hàn the 15g đun sôi, để nguội, dùng rửa ngoài da.

Bài 3: Ngải cứu 75g, giấm 600g, cho lá ngải cứu và giấm vào ni men sứ nấu i, vớt bỏ bã thuốc, hạ lửa nhỏ nấu tiếp đến khi đặc sệt như dạng cao lỏng là được. Mỗi lần lấy ít cao này phết trên giấy bản, hoặc giấy mỏng và dán vào nơi tổn thương, ngày thay thuốc hai lần, sáng, chiều, tối.

5. Món ăn bài thuốc

Bài 1: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân tươi 10g, nấu nước uống. Công dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, bớt ngứa.

Bài 2: Hồng táo 20 quả, ngân nhĩ 10g, trúc diệp 5g, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào nấu như chè, ăn trong ngày. Công dụng mát huyết, sinh tân dịch, giảm ngứa.

Bài 3: Trứng chim cút 3-4 quả, cho vào bát đánh tan, thêm 10 ml mật ong vào hấp chín. Ngày ăn 1 lần vào lúc sáng sớm khi bụng đói. Công dụng tiêu viêm, chống dị ứng, nhuận da. Rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.

Mời bạn xem thêm video:

Biến thể Omicron- Nhiều nơi kiểm soát chặt người nhập cảnh, dừng hoạt động đông người dịp Tết


BS Vũ Quốc Trung
Ý kiến của bạn