Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dị ứng thức ăn
Hệ thống miễn dịch kích hoạt các tế bào để sinh ra các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch E (IgE), các kháng thể để chống lại các thực phẩm thủ phạm hay các chất gây dị ứng. Lần sau, ăn ngay cả những số nhỏ nhất của thực phẩm, các kháng thể IgE cảm giác nó và tín hiệu của hệ miễn dịch để sinh ra các histamin cũng như các hóa chất khác, vào máu. Những hóa chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng.
Đa số các trường hợp dị ứng thức ăn có liên quan bởi các protein nhất định trong: sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, cá, nghêu, sò, tôm, cua... Ngoài ra, yếu tố gây dị ứng trong thức ăn còn có thể là các chất màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.
Gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh em) có cơ địa dị ứng. Người có nguy cơ cao dị ứng thực phẩm nếu mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, trong nhà có bố mẹ, anh chị em có cơ địa dị ứng…
Dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tuổi. Khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa trưởng thành và cơ thể ít có khả năng hấp thụ thành phần gây dị ứng nữa.
Biểu hiện dị ứng thức ăn
- Ở mức độ nhẹ: nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch. Người bệnh có thể bị nôn mửa, quặn bụng đau bụng, tiêu chảy; ở cơ quan hô hấp, khó thở, phù thanh quản…
- Ở mức độ nặng: một số ngươi bị sốc phản vệ. Cổ họng bị sưng hoặc khó thở. Sốc với sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp. Mạch nhanh. Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha, xảy ra ngay sau khi ăn do các do nguyên nhân hấp thu nhanh. Nếu không điều trị, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Dị ứng thức ăn dễ bị chẩn đoán nhầm với không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm (KDNTP) là một phản ứng hóa học xảy ra sau khi ăn hoặc uống một số loại thực phẩm, nó không phải là một phản ứng miễn dịch. Nó có liên quan đến bệnh hen suyễn, hội chứng mệt mỏi mạn tính và hội chứng ruột kích thích. KDNTP phổ biến nhiều hơn so với dị ứng thức ăn.…
Những phản ứng của KDNTP dễ bị nhầm với dị ứng thức ăn là:
- Giảm khả năng tiêu hóa lactose: do không đủ số lượng của men lactase, làm giảm khả năng tiêu hóa lactose, các đường chính trong sản phẩm sữa. Không dung nạp lactose có thể gây ra đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy và khí dư thừa.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Nhạy cảm với các chất phụ gia thực phẩm.
- Bệnh Celiac: Bệnh celiac đôi khi được gọi là dị ứng gluten - một loại protein được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, cookies, và nhiều loại thực phẩm khác có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen, nó không phải là dị ứng thực phẩm thực sự do không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch.
Điều trị và phòng ngừa dị ứng thức ăn
Với các trường hợp bị dị ứng thức ăn, việc dùng thuốc nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng. Do vậy phòng ngừa luôn được bác sĩ khuyến cáo thực hiện để loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
- Đọc nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo chúng không chứa một thành phần đang bị dị ứng.
- Cần cẩn trọng hơn khi ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường tập luyện và đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…
- Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.
- Không tự ý dùng thuốc theo mách bảo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Xem thêm video được quan tâm
3 biện pháp khắc phụ khô da.