Lao thận là bệnh có căn nguyên nguồn gốc do bệnh lao phổi gây ra. Nói một cách chính xác, bệnh lao thận do một loại vi khuẩn lao tồn tại bên trong phổi đã dần di chuyển theo đường máu để đến với thận và làm hỏng các nhu mô ở một hoặc cả hai quả thận.
Đối tượng dễ bị lao thận nằm trong khoảng 20 tuổi cho đến 40 tuổi và nam giới chiếm đa số các ca điều trị.
Quá trình gây bệnh và dấu hiệu của lao thận
Khi mới hình thành, các vi khuẩn bệnh lao bắt đầu làm tổn thương các nhu mô của thận, tiếp đó là di chuyển vào đài, bể thận. Từ đây, các trực khuẩn bệnh lao sẽ lan ra toàn bộ hệ tiết niệu và bộ phận sinh dục. Bệnh sẽ âm thầm phát triển ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không hề biết mình bị bệnh, vì chưa có cảm giác bị hư tổn thận hay ảnh hưởng tới cơ thể. Ở thời kỳ bộc phát, người bệnh sẽ có những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu chỉ vài giọt vào mỗi lần, không thành tia mặc dù có ra sức rặn cũng không ăn thua. Bệnh diễn biến rất lâu, từ bị lao một thận chuyển sang lao hai thận. Thận bị ứ nước do hẹp, tắc niệu quản, bể thận. Teo bàng quang. Sỏi tiết niệu. Lao lan sang các bộ phận sinh dục lân cận như túi tinh, mào tinh hoàn, ống dẫn trứng hay các cơ quan khác như màng não...
Người bệnh lao thận sẽ có cảm giác buốt khi tiểu gần xong, cảm giác buốt lan và toàn vùng tiết niệu, lan nhanh lên trên và ra xung quanh 2 bên đùi. Nước tiểu màu đục và có máu cũng là triệu chứng bệnh lao thận giai đoạn toàn phát.
Người bị lao thận có triệu chứng ho, sốt, đêm ra nhiều mồ hôi, sụt cân nhanh... Những dấu hiệu này giống với dấu hiệu của bệnh lao phổi và các bệnh lao nói chung. Qua các dấu hiệu này có thể diễn tả được mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Các dấu hiệu này sẽ diễn ra trong thời gian dài lên tới hàng tháng nên nhiều người sẽ chủ quan và không đi khám, chính điều này sẽ rất gây hại cho người bệnh.
Lao thận có diễn biến âm thầm ở giai đoạn đầu.
Xét nghiệm chẩn đoán lao thận
Xét nghiệm nước tiểu: protein ít, hồng cầu nhiều. Vi khuẩn tìm thấy là trực khuẩn lao qua soi tươi, hay nuôi cấy ở môi trường Loweinstein.
Chụp phim thận có thuốc cản quang cho thấy hình ảnh thay đổi hình dáng của bể, đài thận, niệu quản và bàng quang: bể thận hẹp, phình, cắt cụt, hình cánh hoa hay giãn ra. Niệu quản chỗ hẹp, chỗ giãn. Bàng quang dung tích bé và thành dày.
Soi bàng quang cho thấy, niêm mạc phù, nhiều cột cơ dày; những hạt to bằng đầu đinh trắng hay vàng; những ổ loét lao. Các thương tổn này khu trú ở vùng tam giác đáy bàng quang và xung quanh lỗ niệu quản.
Bệnh lao thận có lây không?
Vì có nguồn gốc từ bệnh lao phổi, nên bệnh lao thận hoàn toàn có thể lây lan và lây lan nhanh qua đường hô hấp.
Nguồn bệnh dễ lây lan nhất là từ những bệnh nhân lao phổi, lao phế - thanh quản trong giai đoạn họ bị ho và khạc ra đờm chứa nhiều vi khuẩn lao. Khi hít phải, các vi khuẩn sẽ theo đường hô hấp mà xâm nhập vào máu, đi theo vòng tuần hoàn, bạch huyết để đến các cơ quan nội tạng khác và trực tiếp gây bệnh tại những cơ quan này.
Hầu hết những người mà đã hít phải vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm bệnh ngay sau đó. Nếu cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt thì sẽ ngăn chặn được vi khuẩn sinh sôi và hoạt động. Những như thế vẫn chưa đủ, vì vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể sinh sôi mạnh mẽ nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Phòng ngừa và điều trị
Phát hiện điều trị khỏi dứt điểm lao phổi, vì đa phần lao thận có nguồn gốc từ lao phổi. Khi phát hiện người bị lao phổi cần cách ly và điều trị có hệ thống đúng phương pháp. Người bị lao phổi phải mang khẩu trang, tránh lây nhiễm cho người khác.
Khi đang mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, người bệnh được ăn uống đầy đủ các dưỡng chất nhằm nâng cao thể lực, có sức đề kháng chống đỡ bệnh.
Người bệnh phải sử dụng thuốc chống lao theo phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện và thể trạng bệnh nhân do bác sĩ chuyên khoa lao chỉ định và theo dõi.