Ảnh minh họa
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể tới hàng chục lần, phân nhão sệt hoặc lỏng như nước màu vàng nâu, trắng đục, nặng hơn là phân có lẫn máu tươi.
Triệu chứng của tiêu chảy cấp
Để phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng, bạn có thể quan sát những triệu chứng nhận biết tiêu chảy cấp dưới đây:
- Đi ngoài nhiều lần (có thể >20 lần/ ngày), phân lỏng, mùi tanh, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm máu hoặc thức ăn không tiêu hóa được (phân sống), tiêu chảy ra nước.
- Đau bụng kéo dài, đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn ói, sôi bụng tiêu chảy, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, nôn nao.
- Chóng mặt, váng đầu, mắt khô, da khô, khát nước, đi tiểu ít... do mất nước.
- Trẻ em bị tiêu chảy cấp thường biếng ăn, nằm li bì, quấy khóc, không chịu bú, có thể bị sốt.
Tiêu chảy cấp vì đâu?
Nhiễm virus: Có nhiều loại virus gây tiêu chảy như virus Rota, Norwalk, Cytomegalovirus và Hepatitis, trong đó Rotavirus gây tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em là nguyên nhân phổ biến nhất.
Ngộ độc thực phẩm: Người bệnh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa chất phụ gia độc hại, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tấn công đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy cấp.
Vệ sinh kém: Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, không rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh tật trong đó có tiêu chảy.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tiêu hóa rối loạn và tiêu chảy.
Không dung nạp Lactose: Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose, khiến chúng bị ứ đọng trong đường ruột gây tiêu chảy. Một số bé uống sữa công thức chứa lactose cũng có thể bị tiêu chảy cấp.
Do bệnh lý về đường ruột như rối loạn đường ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng. Những người sau khi xạ trị cũng có thể bị tiêu chảy kéo dài khoảng vài tuần.
Người lớn bị tiêu chảy cấp phải làm sao?
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi đối tượng như trẻ em, người giữ vệ sinh kém, người mắc bệnh về đường ruột, người suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh ung thư, làm hóa trị,… Mặc dù mức độ nguy hiểm ít hơn trẻ nhỏ nhưng tiêu chảy cấp ở người lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống. Phải làm sao để chấm dứt tình trạng tiêu chảy cấp kéo dài?
Bù nước và chất điện giải
Để bù lại lượng nước và khoáng chất bị mất sau mỗi lần đi ngoài, ói, nôn, người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước hơn bình thường hoặc sử dụng dung dịch oresol. Oresol là dung dịch điện giải rất hiệu quả trong việc bù nước và các chất điện giải bị mất qua phân. Bạn cần pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Một cách bù nước khác đó là uống thêm nước canh, nước cháo loãng, nước ép hoa quả tươi… để bổ sung thêm vitamin và các chất điện giải. Bên cạnh đó, tránh uống nước ngọt bởi hàm lượng đường tổng hợp có thể khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Chế độ dinh dưỡng
Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày đầu, người bị tiêu chảy cấp cần ăn những món thanh đạm, thức ăn cần được nấu mềm, lỏng, dễ tiêu và ăn nhiều bữa nhỏ một ngày. Khi đỡ hơn có thể ăn thêm các món đặc khác.
Một số thực phẩm nên dùng giúp người bệnh nhanh hồi phục khi bị tiêu chảy: sữa đậu nành, sữa chua, sữa không có lactose, cháo trắng, cháo thịt bằm giúp bù nước tốt cho tiêu hóa, ăn các loại quả như chuối, cam, táo, cà rốt, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết. Cần tránh xa đồ hải sản, rau sống, gỏi, nước có ga công nghiệp, đồ ăn dầu mỡ, nhiều đường.
Bổ sung men vi sinh
Người lớn hay trẻ em bị tiêu chảy cấp đều nên bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng men vi sinh để giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, cân bằng hệ vi sinh, hồi phục sức khỏe đường tiêu hóa. Đồng thời, men vi sinh cung cấp chất xơ và các vitamin giúp lợi khuẩn phát triển, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy kéo dài.
Nếu thấy triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, phân lẫn máu, phân có màu đen, mất nước nhiều, tiểu ít kèm theo khô miệng và mệt mỏi, hoặc sốt trên 39 độ thì cần đưa người bệnh đi bệnh viện khám.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn
- Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước, thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
- Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá sức dẫn đến mất nước.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
GPQC số: 02004/2019/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.