Hà Nội

Phòng ngừa rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ khi học trực tuyến dài ngày

13-01-2022 15:02 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Hiện nay, tại nhiều địa phương, học sinh phải học trực tuyến do đại dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp. Việc học trực tuyến dài ngày ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và hành vi của các cháu.

Rối loạn cảm xúc do chấn thương tâm lýRối loạn cảm xúc do chấn thương tâm lý

SKĐS - TS. Daniela Palombo, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế Baycrest (Canada) cho biết: “Tai nạn kinh hoàng vẫn ám ảnh họ, cho dù họ có bị bệnh rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD) hay không”

1. Biểu hiện rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ

- Rối loạn giấc ngủ

Trẻ có sự thay đổi đáng kể trong mô hình giấc ngủ. Trẻ học cả ngày, thậm chí cả buổi tối nên sẽ khó vào giấc ngủ buổi tối và hay buồn ngủ về buổi sáng. Nhìn chung thời lượng ngủ trong ngày của các cháu vẫn tương đối bình thường.

Rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ khi học trực tuyến dài ngày - Ảnh 1.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ do học trực tuyến dài ngày.

- Ít vận động

Giảm hoạt động ngoài trời do bận học trên máy tính, do lo ngại lây bệnh... vì vậy các cháu thường ngồi và nằm nhiều, ít vận động nên dễ tăng cân, đau lưng, đau cổ vai, mỏi mắt...

- Thay đổi thói quen ăn uống

Do khi học online căng thẳng, lại không ai giám sát nên trẻ hay ăn vặt lúc học. Vì vậy đến giờ ăn cùng các thành viên khác trong gia đình thì các cháu lại ăn ít hoặc bỏ bữa.

- Nhức đầu

Trẻ thường xuyên than phiền nhức đầu, nhức mắt khi phải nhìn lâu vào màn hình máy tính. Điều này là do ánh sáng xanh của màn hình (ánh sáng nhấp nháy) gây ra, ảnh hưởng đến chú ý, trí nhớ và khả năng suy luận của học sinh.

- Mắt khô hoặc đỏ

Triệu chứng này xuất hiện do trẻ luôn căng mắt nhìn vào màn hình máy tính trong một thời gian dài khi học online. Triệu chứng này sẽ hết nếu được nghỉ học trực tuyến.

- Đau ngón tay, đau cổ và đau lưng

Các triệu chứng này có nguyên nhân do dùng bàn phím, tai nghe, camera, nghe qua loa liên tục. Hơn nữa, do tư thế ngồi không thoải mái và không đúng khiến trẻ bị đau lưng, đau cổ, đau ngón tay...

- Giảm hiệu suất học tập

Do học online không có bạn trong thế giới thực như học trực tiếp, nên dễ gây nhàm chán và xao nhãng khiến hiệu suất học tập giảm rõ ràng. Các cháu sẽ chóng mệt hơn, tiếp thu bài chậm hơn, nhất là khi có trục trặc máy móc hoặc đường truyền. Khi không có người giám sát, các cháu có thể sử dụng máy tính để xem phim hoặc chơi game.

- Dễ cáu kỉnh vô cớ

Áp lực học online khiến các cháu trở nên lo lắng quá mức. Cảm giác này có thể trở nên mãnh liệt đến nỗi các cháu bực bội, bồn chồn hoặc chán nản khi học không được như ý.

Nổi cáu với những người giám sát gắt gao việc học trực tuyến: Các cháu có thể lợi dụng việc học online để chơi, ngủ, xem phim, làm các việc cá nhân... Khi bị bố mẹ hoặc người thân giám sát, các cháu dễ dàng nổi cáu với những giám sát của họ.

Rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ khi học trực tuyến dài ngày - Ảnh 3.

Trẻ dễ tăng cân do ít vận động trong thời gian học trực tuyến.

- Giảm sút năng lượng

Năng lượng giảm sút, mệt mỏi và kiệt sức là triệu chứng hay gặp sau khi học kéo dài. Các cháu hầu như không còn sức lực để làm bất cứ một việc gì khác, kể cả những việc đơn giản như quét nhà, rửa bát, nấu ăn.

- Khí sắc trầm cảm

Các cháu có nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã, các nếp nhăn giãn ra. Tình trạng khí sắc giảm bền vững trong cả ngày.

Một số cháu có khí sắc kích thích, rất dễ nổi cáu vô cớ trong vài phút đến vài chục phút, sau đó lại trở về tình trạng khí sắc giảm.

- Mất quan tâm đến các hoạt động khác

 Cả nhà trường và phụ huynh đều muốn trẻ học nhiều, học dài, lắm bài tập mà không biết rằng làm như thế khiến trẻ không có thời gian thực hiện các chức năng xã hội đơn giản khác. Dần dần, các cháu không còn quan tâm đến các thành viên khác trong đại gai đình và các hoạt động đang xảy ra ngoài xã hội.

- Cách ly khỏi xã hội, gia đình và bạn bè

Các cháu học sinh tốn ít thời gian hơn cho bạn bè và gia đình do phải tốn nhiều thời gian một mình phía trước màn hình máy tính. Vì thế trẻ bỏ dần các mối quan hệ xã hội và bỏ rơi những người từng quan trọng với các cháu.

Rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ khi học trực tuyến dài ngày - Ảnh 4.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ để trẻ có cơ hội đến trường học.

2. Phòng ngừa rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ

Chúng ta phải tìm mọi cách giảm thời gian học trực tuyến, giảm lượng bài tập làm thêm, cắt bỏ các chương trình không cần thiết để giảm áp lực học tập của các cháu. Đó phần lớn là công việc của nhà trường. Nhưng phụ huynh học sinh nên có những ý kiến phản hồi để cùng nhà trường xây dựng chương trình học tập thực tế hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần tạo mọi điều kiện để các cháu có những hoạt động như lúc bình thường, ví dụ đi bộ, đi mua sắm, tập thể thao, nghe nhạc, xem phim... Tất nhiên, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sát trùng tay, không tập trung đông người... để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.

Trên hết, tiêm phòng vaccin phòng COVID - 19 cho trẻ để trẻ đến trường học trực tiếp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì-



PGS. TS. Bùi Quang Huy
Chủ nhiệm khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103
Ý kiến của bạn