Phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ

05-08-2022 09:43 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Nhiều thuốc không kê đơn (OTC), thuốc kê đơn và chất bổ sung có thể gây ngộ độc cho trẻ, thậm chí tử vong, nếu dùng không đúng cách. Vậy đâu là cách phòng ngừa?

Ngộ độc thuốc ở trẻNgộ độc thuốc ở trẻ

SKĐS - Ngộ độc thuốc ở trẻ thường là do dùng quá liều thuốc gây hại, hoặc dùng đúng thuốc đúng liều lượng nhưng thuốc đó không thích hợp đối với trẻ và trẻ bị phản ứng có hại của thuốc.

Ngộ độc thuốc ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí có trường hợp ngộ độc thuốc khiến trẻ tử vong.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc ở trẻ:

  • Do cha mẹ hoặc người chăm sóc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.
  • Cho trẻ dùng lại đơn thuốc cũ mà không đi khám.
  • Cho trẻ dùng đơn của người lớn chia nhỏ liều.
  • Trẻ vô tình nuốt phải thuốc.
  • Do tự tử.
photo-1659452944376

Nhiều thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và chất bổ sung có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Vậy làm thế nào tránh ngộ độc thuốc?

1. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc

Trẻ em là đối tượng dùng thuốc cần lưu ý đặc biệt. Do đó, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng (hay nói cách khác là cha mẹ không tự ý làm 'bác sĩ' điều trị bệnh cho con).

Trong quá trình dùng thuốc (theo đơn bác sĩ) cần tuân thủ liều dùng, khoảng cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc. Không tự ý tăng, giảm liều dùng hoặc bỏ thuốc khi thấy triệu chứng bệnh vừa thuyên giảm.

2. Bảo quản thuốc một cách an toàn

Bảo quản thuốc cẩn thận, trong lọ kín, ghi rõ nhãn mác. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ bằng cách giữ thuốc trong hộp hoặc tủ có khóa mà trẻ không thể mở hoặc với tới.

photo-1659452955676

Bảo quản thuốc cẩn thận, trong lọ kín, ghi rõ nhãn mác.

3. Đọc kỹ nhãn thuốc và tài liệu hướng dẫn

Trước khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ các nhãn thuốc và tờ hướng dẫn dùng thuốc để hiểu thêm về thuốc, nhận biết tác dụng phụ, biết các tương tác bất lợi và thông báo cho bác sĩ biết nếu có bất thường xảy ra.

photo-1659452966797

Trước khi sử dụng thuốc cần đọc các nhãn thuốc và tờ hướng dẫn dùng thuốc.

4. Không dùng chung đơn thuốc

Nếu đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn. Tuyệt đối không dùng chung với người khác.

5. Sử dụng các công cụ đo lường thuốc thích hợp

Khi sử dụng thuốc dạng lỏng, hãy luôn sử dụng công cụ đo lường đi kèm với thuốc. Không bao giờ dùng thìa để đong thuốc dạng lỏng. Việc dùng thìa để đong thuốc sẽ không chính xác và có thể dẫn đến việc uống quá nhiều thuốc.

6. Không gọi thuốc là kẹo với trẻ

Đừng bao giờ gọi thuốc là kẹo để khuyến khích trẻ uống. Điều này có thể khiến trẻ nhỏ bối rối và khiến chúng có nhiều khả năng muốn nhận được nhiều hơn ngay cả khi không cần thiết.

7. Vứt bỏ những loại thuốc không dùng đến hoặc quá hạn dùng

Đừng giữ các loại thuốc không sử dụng đến hoặc hết hạn. Hãy vứt bỏ chúng một cách an toàn bằng cách: Trộn thuốc hết hạn với bã cà phê và cho vào thùng rác. Lưu ý, sử dụng một túi kín để tránh hỗn hợp rò rỉ vào thùng rác. Đối với miếng dán giảm đau opioid, hãy làm theo hướng dẫn loại bỏ.

Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc với các biểu hiện như ngã quỵ, co giật, khó thở hoặc bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

6 Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần lưu ý và cách phòng ngừa.

Ngọc Nguyễn
Theo mygnp
Ý kiến của bạn