Hà Nội

Phòng ngừa lẹo mắt tái phát

18-03-2022 09:30 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Lẹo mắt là một trong những bệnh lí mắt thường gặp. Lẹo mắt trông giống như một vết sưng đỏ ở gốc lông mi, ấn mềm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng rất dễ tái phát.

Nhận diện chắp và lẹo mắtNhận diện chắp và lẹo mắt

SKĐS - Chắp và lẹo mắt là bệnh thường gặp, gây đau nhức bờ mi, phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Không ít người nhầm chắp và lẹo mắt, hoặc nghĩ 2 bệnh này là 1. Việc phân biệt chắp và lẹo giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lẹo mắt thường chỉ ở 1 bên mắt và tiến triển khá nhanh. Lẹo mắt gây khó chịu cho chủ nhân và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

1. Vị trí mọc lẹo ở mắt

Có 2 vị trí bị mọc lẹo mắt: lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt và lẹo mắt ở bên trong mi mắt.

  • Lẹo mắt ở ngoài mi mắt xuất hiện dọc theo mép của mi mắt, do nhiễm trùng ở gốc của lông mi. Lúc đầu, mi mắt có một mụn nhỏ sưng đỏ nhẹ. Sau vài ngày hình thành mủ.
  • Lẹo mắt ở trong mi mắt đó là do tuyến meibomian bị nhiễm trùng. Nhìn vào chỉ thấy sưng nhưng bạn luôn có cảm giác bị cộm mắt.
  • Ngoài ra còn gặp trường hợp đa lẹo tức là gồm nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc đôi khi ở cả hai mắt.
Lẹo mắt thường chỉ ở 1 bên mắt và tiến triển khá nhanh.

Lẹo mắt thường chỉ ở 1 bên mắt và tiến triển khá nhanh.

2. Cách hạn chế sự khó chịu khi bị lẹo mắt

TS. Nguyễn Thu Hiền - BV Mắt Trung ương cho biết, lẹo mắt không phải là một bệnh khó điều trị. Nhưng nếu lẹo mắt không được phát hiện sớm, lẹo bị nhiễm trùng thì rất có thể phải can thiệp bằng cách rạch thoát mủ. Vì thế khi có dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc.

Để hạn chế sự khó chịu đó, bạn có thể áp dụng:

- Chườm nóng: Hãy dùng khăn, gạc sạch nhúng vào nước nóng, vắt khô. Đặt nhẹ nhàng vào chỗ lẹo tầm 5 -7 phút/3-4 lần/ngày.

Việc chườm nóng giúp giảm đau nhức và đẩy nhanh tốc độ tống mủ ra ngoài. Bạn cũng nên để mủ tự vỡ, không cố tình lấy tay nặn.

- Rạch thoát mủ: Nếu mủ nhiều, gây căng tức mắt, thậm chí khó chịu không nhìn thấy gì thì buộc phải dùng thủ thuật là rạch thoát mủ ở lẹo. Việc làm này bạn phải đến bác sĩ để được khám, rạch bằng dao mổ, kim tiêm vô trùng để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm sang mắt còn còn, tránh để bệnh nặng hơn..

Sau thủ thuật này, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt để điều trị nhiễm trùng.

3. Phòng ngừa lẹo mắt tái phát

Như đã cảnh báo, lẹo mắt có những người không cần điều trị mà vẫn khỏi. Tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh lẹo mắt rất dễ lây. Ảnh minh họa

Bệnh lẹo mắt rất dễ lây. Ảnh minh họa.

Bệnh lẹo mắt rất dễ lây nên bạn cần:

  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm.
  • Rửa tay sau khi chạm vào mí mắt.
  • Không trang điểm hay đeo kính áp tròng khi mắt đang có lẹo.

Phòng ngừa lẹo mắt tái phát, TS. Hiền khuyên:

  • Giữ vệ sinh da mặt, da vùng mắt hằng ngày bằng sữa rửa mặt, dung dịch làm sạch mắt chất lượng.
  • Giữ vệ sinh mắt và bờ mắt khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên, hạn chế dụi mắt.
  • Nếu bạn trang điểm hãy tẩy trang và bụi bẩn trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn phải đeo kính, nhất là kính áp tròng thì nên vệ sinh tay, kính bằng dung dịch chuyên dụng thường xuyên.
  • Massage mắt
  • Khi bị lẹo có thể xông lá trầu không rửa sạch, vò nát. Hoặc cho túi trà xanh nhúng vào nước nóng, sau đó lấy túi trà ra để nguội khoảng 1 phút rồi đắp lên mắt. Tinh chất trong trà sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Mỗi túi trà bạn chỉ nên đắp cho một bên mắt để tránh lây lan vi khuẩn và đắp từ 5 -10 phút.
  • Tuyệt đối không được nặn mụn lẹo vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Xem thêm video được quan tâm

Mở cửa du lịch: Việt Nam khôi phục chính sách miễn thị thực, Hà Nội mở lại loạt điểm tham quan


Nhất Nguyên
Ý kiến của bạn