Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa

18-11-2021 15:41 | Y học 360
google news

Khi thấy vùng kín có những dấu hiệu ngứa, mùi hôi khó chịu… chị em tuyệt đối không nên bỏ qua vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoa. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh này, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục của người phụ nữ như:

- Âm hộ bao gồm môi lớn, môi bé, vùng tiền đình… là những phần có thể quan sát bên ngoài

- Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng... có thể quan sát và cảm nhận được qua việc thăm khám bằng mỏ vịt, bằng tay và siêu âm

Bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ. Đặc biệt đối với sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…Các chị em lưu ý thói quen sinh hoạt tránh các bệnh phụ khoa

Nguyên nhân gây bệnh viêm phụ khoa

Viêm phụ khoa không phải là tình trạng hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ chị em phụ nữ đang mắc phải các căn bệnh liên quan đến phụ khoa chiếm tới 90%, đây thực sự là một con số đáng báo động.

Bệnh thường xảy ra ở đối tượng phụ nữ đã từng quan hệ tình dục và sinh sản. Tuy nhiên các chị em chưa từng quan hệ tình dục hoặc chưa sinh sản cũng có thể mắc bệnh nếu thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp

Viêm âm đạo

Bệnh thường dẫn đến tình trạng tiết dịch, bị ngứa và đau ở vùng kín. Nguyên nhân bệnh phụ khoa này chính gây ra là do sự thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Nồng dộ estrogen giảm (sau mãn kinh) và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Có 3 loại viêm âm đạo phổ biến là: trichomoniasis,viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men.

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất

- Thay đổi màu và mùi hay lượng huyết trắng.

- Âm đạo ngứa hoặc rát.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Đau khi đi tiểu.

- Xuất huyết âm đạo nhẹ.

 U xơ cổ tử cung

Có nhiều chị em bị u xơ tử cung mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong trường hợp này thì đó có thể là dấu hiệu đã bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng của khối u xơ tử cung,

Dấu hiệu phổ biến của u xơ tử cung

- Táo bón

- Chảy nhiều máu hơn vào kì kinh nguyệt.

- Thường xuyên đi tiểu.

- Đau lưng hoặc đau chân.

- Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.

- Đau cấp tính là khi khối u mất nguồn cung máu và bắt đầu chết đi.

Tuy là khối u lành tính và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em, có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn nếu không được điều trị sớm.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung được gây ra bởi các kích thích, nhiễm trùng hay tổn thương tế bào lót cổ tử cung. Những mô bị kích thích hoặc nhiễm bệnh sẽ sưng đỏ, chảy nước nhày và mủ thậm chí là chảy máu khi chạm vào. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: bệnh lậu, herpes sinh dục, mất cân bằng vi khuẩn hay hormone, kích ứng với băng vệ sinh hoặc bao cao su,...

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện bản thân bị bệnh sau khi khám phụ khoa định kỳ. Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh phụ khoa viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm:

- Khí hư màu vàng hoặc xám nhạt

- Sốt.

- Đau bụng.

- Đau đớn khi quan hệ tình dục.

- Âm đạo bị xuất huyết bất thường sau quan hệ tình dục, giữa các kì kinh nguyệt, ...

- Đi tiểu thấy khó khăn, đau

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kì kinh nguyệt có sự thay đổi về vòng kinh, lượng máu và số ngày hành kinh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong phương pháp tránh thai, mất cân bằng nội thiết tố, thay đổi nội tiết tố và thời kỳ mãn kinh,...

Triệu chứng là chu kì kéo dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi không đồng nhất. Lượng máu bị thay đổi hoặc thường xuyên xuất hiện những cục máu đông có đường kính trên 2,5 cm cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi chứa chất lỏng được gọi là u nang sẽ phát triển trên buồng trứng. Có nhiều loại u nang buồng trứng nhưng có 2 loại chính là: u nang buồng trứng cơ nang, u nang buồng trứng thực thể.

Những triệu chứng u nang phát triển đến kích thước nhất định

- Đau ngực.

- Buồn nôn và nôn.

- Đầy hoặc sưng bụng.

- Đau ruột khi hoạt động.

- Đau vùng xương chậu trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Đau ở lưng dưới hoặc đùi.

Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ, mọc kéo dài trên cổ tử cung. Với tình trạng bình thường có một hoặc nhiều nhất là ba polyp. Bệnh thường hay gặp ở những phụ nữ từ 40 – 50 tuổi và phụ nữ mang thai. Bệnh được coi là lành tính, không phải và không phát triển thành ung thư. Với trường hợp, âm đạo tiết dịch bất thường: màu trắng hoặc vàng. Hoặc những kì kinh nguyệt chảy nhiều máu và kéo dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Những trường hợp sau thì bạn cũng cần lưu ý khi âm đạo chảy máu trong:

- Giữa các kì kinh nguyệt.

- Sau khi quan hệ tình dục.

- Sau khi thụt rửa âm đạo.

- Sau thời kì mãn kinh.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được hình thành khi tế bào ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển bất thường và khó kiểm soát, tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính thường không lan rộng hoặc không có hại. Tuy nhiên, các khối u các tính sẽ lây lan nhanh và phát triển thành bệnh ung thư đe dọa đến tính mạng của người bệnh.  Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 20-30 nhưng khi được phát hiện thấy bệnh thì thường ở độ tuổi 50.

Ở giai đoạn đầu tiên, bệnh sẽ không gây ra nhiều đau đớn hay các triệu chứng thông thường như các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, các chị em cần thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Một số triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện:

- Đau khi quan hệ tình dục

- Xuất huyết âm đạo bất thường giữa các kì kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau khi mãn kinh,...

- Đau vùng xương chậu

- Huyết trắng có mùi

- Kì kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng hơn bình thường

- Đi tiểu khó, đau hoặc chảy máu

- Buồn nôn, nôn

- Táo bón

- Giảm cân, thèm ăn, mệt mỏi, ...

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa:

Bệnh phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Bởi thế, các chị em cần có những kiến thức cơ bản để phòng tránh bệnh phụ khoa:

-    Không quan hệ tình dục khi bị mắc bệnh phụ khoa, quan hệ chung thủy, nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

-    Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách không thụt rửa quá sâu, thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kỳ đèn đỏ, không mặc quần chật.

-    Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất kích thích, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể.

-    Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

-    Tránh tình trạng tái phát lại nhiều lần, chị em cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của bác sỹ, không bỏ dở hay ngắt quãng khi đang đi điều trị.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa - Ảnh 1.

Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tái tạo, phục hồi, dưỡng ẩm - Betaclor Viên đặt âm đạo



PV
Ý kiến của bạn