Phòng ngừa hạ đường huyết thế nào?

02-02-2022 07:07 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Hạ đường huyết là một biến chứng rất nguy hiểm và hay gặp ở người bệnh đái tháo đường, có thể dẫn tới tử vong nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ăn gì để ngừa hạ đường huyết?Ăn gì để ngừa hạ đường huyết?

SKĐS - Thỉnh thoảng tôi lại bị hạ đường huyết, xây xẩm mặt mày, phải nằm nghỉ một lúc. Tôi nên ăn uống và phòng bệnh thế nào?

Hạ đường huyết (hạ đường máu) được định nghĩa khi glucose máu < 3,9 mmol/l (70mg/dl). Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

1. Các dấu hiệu để nhận biết hạ đường huyết

Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể từ nhẹ đến nặng.

- Dấu hiệu cảnh báo nhẹ: Người bệnh có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi (dấu hiệu rất quan trọng trong giai đoạn này).

Ở hệ tiêu hóa thì cảm giác đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy. Trên hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng với cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh; tăng huyết áp; đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.

- Dấu hiện cảnh báo mức độ nặng: Lúc này người bệnh có rối loạn ý thức, lơ mơ, co giật, hôn mê, thậm chí là chết não.

photo-1642412607590

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết.

2. Ứng phó với hạ đường huyết như thế nào?

Người bệnh đái tháo đường có glucose máu < 50mg/dl (2,8mmol/l) thì cần được điều trị cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, ngay cả mức glucose máu 60-80 mg/dl (3,3 – 4,4 mmol/l) đã cần phải điều trị bằng:

- Bổ sung nhanh chóng 15-20g glucose (pha đường kính hòa cùng nước lọc).

- Đáp ứng điều trị hạ đường huyết rõ ràng trong 10-20 phút, nếu đường huyết vẫn không cải thiện nhiều tục lặp lại việc cho uống nước đường và kiểm tra lại đường huyết.

photo-1642412610957

Không nên tự ý điều chỉnh insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

3. Phòng ngừa hạ đường huyết

Để phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện:

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

- Glucid (tinh bột): Chế độ ăn giảm glucid. Nên dùng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà cần phối hợp với thực phẩm chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà cần phối hợp với thực phẩm chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp.

GI thấp là < 55%. Rất thấp là < 40%. Gạo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc nên phối hợp ăn với rau trước khi ăn cơm.

- Ăn đúng giờ, không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Cố định thời gian cho các bữa ăn. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Tăng cường chất xơ từ các loại hạt ngũ cốc, yến mạch, các loại trái cây, rau củ.

- Việc hạ đường huyết vào ban đêm sẽ rất nguy hiểm. Do đó, nếu cảm thấy đói trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm hôm sau kiểm tra đường huyết mà thấy thấp hơn bình thường, kèm với các biểu hiện mệt mỏi thì nên bổ sung một bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.

- Không nên tự ý điều chỉnh insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà.

BS. Hà Vũ
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Ý kiến của bạn