Phòng ngừa chấn thương mắt nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày

20-08-2021 15:26 | Bệnh thường gặp

SKĐS - "Giàu đôi con mắt"… Điều này ta sẽ vô cùng thấm thía khi vì nguyên nhân nào đó, đôi mắt bị chấn thương. Bài viết chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp gây tổn hại nghiêm trọng tới tài sản vô giá này của con người.

chấn thương mắt có thể xảy ra trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân
Phòng ngừa chấn thương mắt nghiêm trọng trong đời thường - Ảnh 1.

Chấn thương nhãn cầu hở có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Chấn thương mắt có ảnh hưởng sâu rộng, tới từng cá nhân hay lớn hơn là cả cộng đồng. Đặc biệt, chấn thương nhãn cầu hở (OGI) có nguy cơ gây mù lòa cao, dẫn đến những tác động nguy hại khác tới cơ thể như khả năng vận động, hướng nghiệp và tính độc lập của mỗi cá nhân.

Theo các dữ liệu nghiên cứu nhãn khoa trên thế giới gần đây, tỷ lệ của các tai nạn gây chấn thương nhãn cầu hở rất đáng chú ý, vì phần lớn nguyên nhân đều có thể phòng ngừa được. Cụ thể như sau:

Chấn thương mắt do tai nạn nghề nghiệp

Tai nạn nghề nghiệp gây thương tích chiếm hơn 1/3 tổng số chấn thương. Trong đó nam giới trẻ chiếm 96,3%, trong phân nhóm này 89,1% các trường hợp OGI xảy ra trong khi làm việc, trong hoàn cảnh đeo kính bảo vệ mắt không đầy đủ.

Những thói quen người lao động có được ở nơi làm việc thường xuyên không phải lúc nào cũng chuyển sang môi trường gia đình dễ dàng, nơi các OGI cũng có thể xảy ra.

Chấn thương mắt trong vui chơi, lễ hội

Ở nhiều quốc gia, các quy định pháp luật hạn chế việc cá nhân sử dụng pháo hoa đã làm giảm 87% số ca chấn thương mắt do bắn pháo hoa. Tại Việt Nam, rất may cũng đã có quy định này. Tuy chưa có dữ liệu nghiên cứu nhưng thực tế vẫn có những ca cấp cứu vào bệnh viện mắt do chơi pháo các loại.

Phòng ngừa chấn thương mắt nghiêm trọng trong đời thường - Ảnh 3.

Pháo hoa có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho mắt

Hệ lụy do rượu, bia, tai nạn giao thông

Gần đây một báo cáo đã công bố OGI giảm rõ sau khi thực hiện chiến lược giảm tiêu thụ rượu ở Bắc Queensland, Austrailia. Ở nhiều nước, các biện pháp như bắt buộc thắt dây an toàn trong xe đã làm giảm tỷ lệ mắc OGI và tử vong nói chung.

Chấn thương mắt trong thể thao, giải trí

Các hoạt động thể thao và giải trí cũng đóng góp 17% các ca OGI. Việc xác định các môn thể thao có nguy cơ mắc OGI cao nhất nên được xem xét để khuyến nghị đeo kính bảo vệ mắt bắt buộc và thích hợp hay không, giống như thiết bị bảo vệ bắt buộc khi tham gia giải của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia ở Hoa Kỳ.

Chấn thương mắt do té ngã ở người cao tuổi

Thêm một nguyên nhân rất đáng quan tâm nữa: Té ngã ở người cao tuổi được đánh giá là một nguyên nhân quan trọng của OGI. Tuy té ngã chỉ chiếm 15% các trường hợp OGI theo một nghiên cứu, nhưng trong một nghiên cứu khác 67% trường hợp OGI sau khi ngã sẽ dẫn đến mù lòa.

Do vậy, người cao tuổi nên kiểm tra thị lực định kỳ và phòng ngừa nguy cơ té ngã. Về phía bác sĩ nhãn khoa, nên có nghĩa vụ thông báo cho bệnh nhân và người nhà họ về nguy cơ té ngã nếu họ bị suy giảm thị lực.

Chấn thương nhãn cầu hở (OGI) rất hay gặp trong tai nạn mắt, thường do tác động của vật sắc nhọn hoặc vật tù nhưng với xung lực mạnh. Nhãn cầu có thể bị vỡ hoặc rách hoặc thủng-có lỗ vào và lỗ ra, gây thoát các dịch và mô trong nội nhãn ra ngoài, kèm theo là quá trình nhiễm bẩn- nhiễm trùng mắt rất nhanh chóng chỉ sau vài giờ. Tệ hơn nữa là OGI có kèm dị vật chui vào trong lòng nhãn cầu( dị vật nội nhãn) hoặc dị vật ở ngoài nhãn cầu( nằm trong hốc mắt). OGI không bao giờ trả lại nạn nhân của nó con mắt như ngày xưa, thường gây giảm thị lực hoặc mù lòa bởi những tổn hại giải phẫu không hồi phục, mất mô không thể bù đắp, nguy cơ viêm nhiễm kéo dài, đáng sợ nhất là nhãn viêm giao cảm(một hình thái viêm tự miễn có thể gây mù lòa cho mắt còn lại). Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ về dụng cụ, máy móc và trình độ phẫu thuật viên nhưng OGI vẫn còn là nỗi ám ảnh cả đối với bệnh nhân và thày thuốc bởi con mắt chỉ bằng quả trứng cút, một cây kim cũng đủ để giết chết nó.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Góc cảnh báo- Vì sao tắm đêm muộn có nguy cơ đột quỵ

TS. BS. Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương
Ý kiến của bạn