Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động

18-04-2025 21:24 | Đời sống

SKĐS - Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học do Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) phối hợp cùng Báo Tiền Phong, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế tổ chức ngày 20/4 nhằm góp phần thúc đẩy nhận thức cộng đồng, cập nhật kiến thức y khoa mới và tăng cường liên kết giữa đào tạo – điều trị – truyền thông sức khoẻ.

Đột quỵ là căn bệnh tử vong và tàn phế hàng đầu hiện nay. Điều đáng nói, bệnh đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Ước tính mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ.

Trong khi đó, nhận thức của người dân về nguy cơ, mức độ nguy hiểm của đột quỵ cũng như mạng lưới phòng chống đột quỵ hiện nay còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng mạng lưới phòng chống đột quỵ, từ dự phòng đến cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng… không chỉ là giải pháp mang tính cấp bách mà còn là giải pháp lâu dài cho mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ đột quỵ.

Hội thảo "Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động" sẽ cập nhật toàn diện thực trạng bệnh lý đột quỵ tại Việt Nam, đồng thời định hướng xây dựng mạng lưới trung tâm đột quỵ hiệu quả, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cấp cứu – điều trị – phục hồi.

Sự kiện dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Y tế; các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đột quỵ, thần kinh, tim mạch, đại diện các bệnh viện lớn tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam, cùng sự tham dự của hơn 1.000 giảng viên – sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe HIU.

Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động- Ảnh 1.

Giờ học thực hành của sinh viên đào tạo y khoa tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Hội thảo bao gồm 1 phiên toàn thể để cập nhật thực trạng bệnh lý đột quỵ tại Việt Nam, định hướng xây dựng mạng lưới trung tâm đột quỵ hiệu quả, nâng cao năng lực cấp cứu – điều trị – phục hồi.

Phiên toàn thể dự kiến sẽ có đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế với phần báo cáo về: Tổng quan tình hình cấp cứu, điều trị đột quỵ tại Việt Nam.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 với phần báo cáo về: Thực tế điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 và định hướng phát triển mạng lưới cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc.

TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ với phần báo cáo: Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động các phương pháp điều trị đột quỵ chuẩn quốc tế mô hình tại S.I.S Cần Thơ

Song song đó, hội thảo diễn ra hai phiên chuyên đề gồm:

- Chuyên đề 1 - Truyền thông sức khỏe, dự phòng đột quỵ trong cộng đồng, phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng y học cổ truyền

- Chuyên đề 2: Ứng dụng công nghệ y học hiện đại, trí tuệ nhân tạo và mô hình quản lý trung tâm đột quỵ.

Đây là dịp để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, giải pháp mới và đề xuất chiến lược cải thiện hiệu quả điều trị, phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ – một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu tại Việt Nam. 

Các nội dung phản ánh tính liên ngành, cập nhật thực tiễn chuyên môn và chuyển giao mô hình tổ chức từ bệnh viện tuyến trên về cộng đồng – một định hướng đang được Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ.

HIU – đơn vị đăng cai tổ chức và kết nối đào tạo – nghiên cứu – cộng đồng

Với vai trò là đơn vị đồng tổ chức, HIU cho thấy trường không chỉ thể hiện vị thế hàng đầu trong đào tạo khối ngành sức khỏe mà còn là đơn vị chủ động tổ chức, kết nối và lan tỏa các hoạt động khoa học – y tế – xã hội, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao năng lực chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn điều trị, kết nối doanh nghiệp và hỗ trợ cộng đồng.

Thông qua hội thảo lần này, sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe tại HIU, các thế hệ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong ngành Y tế tương lai đang được đào tạo trong các chuyên ngành bao gồm: Y, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật Chuẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng, Y tế công cộng… sẽ được tiếp cận những kiến thức mới, cập nhật các góc nhìn chuyên sâu và mô hình tổ chức cấp cứu, can thiệp, phục hồi đột quỵ hiện đại từ các bệnh viện tuyến đầu và học hỏi nhiều bài học quý giá từ các chuyên gia đầu ngành.

Mỗi ngày Tết Ất Tỵ, bác sĩ Bạch Mai khám, cấp cứu hơn 400 bệnh nhân, có người 36 tuổi đã đột quỵMỗi ngày Tết Ất Tỵ, bác sĩ Bạch Mai khám, cấp cứu hơn 400 bệnh nhân, có người 36 tuổi đã đột quỵ

SKĐS - 9 ngày Tết Ất Tỵ, các thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận thăm khám, cấp cứu hơn 3.700 ca, trong đó gần 2.400 ca cấp cứu. Có nhiều trường hợp cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, đột quỵ, biến chứng tim mạch..., thậm chí 36 tuổi đã đột quỵ.

Thái Bình
Ý kiến của bạn