Thực tế ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng tai nạn thương tích ở trẻ em khá cao và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh tai nạn giao thông, các tai nạn trong sinh hoạt, học tập gây nhiều thương tích cho trẻ em, trong đó có răng miệng.
Tăng cường giáo dục truyền thông cho cha mẹ và trẻ về các nguy cơ, hậu quả chấn thương răng đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như trẻ em bị tàn tật, trẻ hiếu động, tham gia các môn thể thao…
Tạo cho trẻ môi trường vui chơi trong nhà và ngoài trời an toàn, loại bỏ hoặc sửa chữa những vật cản dễ gây tai nạn như: tạo sân chơi bằng phẳng, kê gọn đồ đạc, giải phóng các vật cản…
Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như máng nhựa bảo vệ răng, mặt nạ bảo hộ khi trẻ chơi các môn thể thao: đá bóng, võ thuật, đạp xe, bóng rổ, trượt ván…
Sử dụng máng bảo vệ răng là một biện pháp hữu hiệu phòng chấn thương răng.
Dạy trẻ từ bỏ các thói quen xấu có nguy cơ gây chấn thương răng như nhai đá lạnh, cắn đồ vật cứng như bút chì, kẹp giấy…
Khám răng định kỳ để xử lý các răng sâu dễ vỡ, nắn chỉnh răng nếu răng bị vẩu, răng cửa trên chìa quá mức…
Tăng cường kiến thức về xử trí chấn thương răng cho cha mẹ, người chăm sóc, bảo hộ để tránh hậu quả đáng tiếc.
ThS. Đoàn Thanh Tùng