Phát hiện ra bệnh lao đã khó, phòng bệnh lao lại càng khó hơn. Bởi vì muốn phòng được bệnh, ngoài việc dùng thuốc đúng, đủ theo chỉ định của bác sĩ thì chính bản thân người bệnh cũng phải nỗ lực tự phòng bệnh cho chính mình.
Làm thế nào để biết mình mắc bệnh?
Một người nghi ngờ bị mắc bệnh lao khi thấy người mệt mỏi, gầy sút nhanh, ăn uống kém, ho kéo dài không rõ nguyên nhân mặc dù đã dùng thuốc trị ho và kháng sinh. Những người sống ở môi trường ẩm thấp, có nhiều người mắc bệnh lao cũng dễ bị mắc bệnh. Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc. Hiện có 2 phương pháp phát hiện bệnh lao là chủ động và thụ động áp dụng cho cả thầy thuốc và bệnh nhân. Phát hiện chủ động: người thầy thuốc, cán bộ y tế phải đưa các phương tiện như kính hiển vi, máy chụp Xquang, làm xét nghiệm đờm trực tiếp tới người dân ở địa phương, tới tận xã, phường, thôn bản. Tuy nhiên phương pháp này đạt hiệu quả không cao do tốn kém cả về tiền bạc lẫn nhân lực. Phát hiện thụ động chính là do người bệnh nghi ngờ mình bị mắc lao khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ thì chủ động tới các cơ sở y tế để khám, gọi là thụ động nhưng lại đạt hiệu quả rất cao vì chính họ tự sàng lọc giúp các nhân viên y tế và thầy thuốc có “mục tiêu” chỉ tiến hành trên những người thực sự có triệu chứng. Phương pháp này cũng tốn ít kinh phí, ít nhân lực cho ngành y tế. Thế nhưng muốn phát hiện thụ động đạt hiệu quả cao lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: truyền thông, giáo dục sức khỏe phải làm tốt, ngắn gọn, dễ nhớ và phụ thuộc vào cả sự tự giác của người bệnh.
Các cách phòng lao hiệu quả
Đối với những người mắc lao, trước hết cần phải tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Mặc khác, phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với sức khỏe, có điều kiện nuôi dưỡng tốt ăn uống đầy đủ về chất và về lượng, môi trường sống trong lành, sạch sẽ, nhà cửa thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, không tối tăm ẩm thấp, chật chội. Giáo dục cho người lao phổi khạc nhổ đúng chỗ, cách phòng bệnh cả cho người khác (không ho, khạc nhổ về phía người đối diện). Quản lý và xử lý tốt đờm rãi và các chất khạc nhổ, chất tiết, chất thải của người lao (khử khuẩn bằng hypochlorite Na 1%...) đồ dùng, chăn màn người bệnh lao được thường xuyên phơi dưới ánh nắng mặt trời... về phía cộng đồng, muốn phòng lao hiệu quả thì phải giảm được nguồn lây lao. Người lao phổi có trực khuẩn lao phát hiện được trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp là nguồn lây quan trọng nhất do đó phải phát hiện được tối đa có thể người lao phổi BK dương tính và chữa khỏi bệnh lao cho những người này. Không thể thay thế việc này bằng bất cứ phương cách nào khác. Khi phát hiện những người lao phổi có BK ( ) phải điều trị tích cực và cách ly sớm. Đối với trẻ em phải tiêm BCG phòng lao cho mọi trẻ sơ sinh.
Dự phòng bằng thuốc
Dự phòng tiêm phát: uống rimifon 3 tháng là dự phòng nhiễm lao, chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi, phản ứng Mantoux âm tính sống ở gia đình có người lao phổi hoặc cho người phải tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi.
Dự phòng thứ phát: là dự phòng không để BN lan tràn trong cơ thể, chỉ định cho trẻ em dưới 5 tuổi Mantoux ( ) trong vòng 1 năm, người điều trị corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, phổi có tổn thương xơ hóa nhỏ chưa điều trị lao, mắc bệnh bụi phổi silic nhiều năm, uống rimifon 6 tháng.
BS. Hoàng Thanh Hiền