Hà Nội

Phòng bệnh cao huyết áp ở những người mắc bệnh thận

15-05-2012 15:32 | Bệnh thường gặp
google news

Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì huyết áp ở ngưỡng tối ưu, và đến lượt nó, huyết áp lại có tác động lớn đến sức khỏe của thận. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở nhóm người mắc bệnh thận mãn tính.

Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì huyết áp ở ngưỡng tối ưu, và đến lượt nó, huyết áp lại có tác động lớn đến sức khỏe của thận. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở nhóm người mắc bệnh thận mãn tính.

Huyết áp hay áp lực của máu được tính bằng lực của máu tác động vào thành mạch máu. Các chất lỏng dư có trong cơ thể làm tăng lượng chất lỏng

của các mạch máu và một khi mạch máu bị tắc làm cho huyết áp tăng cao. Huyết áp tăng làm cho tim mạch phải làm việc nhiều hơn và càng lâu thì mức độ tổn thương mạch máu càng lớn.

Một khi các mạch máu có trong thận bị tổn thương sẽ làm cho thận không làm được chức năng lọc chất thải, gây ứ đọng làm cho huyết áp tăng cao, chuyên môn gọi đây là chu kỳ tuần hoàn nguy hiểm, bởi vậy bệnh cao huyết áp được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận hay cái gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Ở thể nặng phải chạy thận, thay thận gây tốn kém và cơ cực cho người bệnh. Riêng tại Mỹ, mỗi năm bệnh cao huyết áp đã gây ra trên 25.000 ca bệnh thận mới.

Phần lớn những người mắc bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài, nên cách tốt nhất là phải đo huyết áp thường xuyên. Những người khỏe mạnh có mức huyết áp là 120/80, từ 120 - 139/80 - 89, chuyên môn gọi đây là giai đoạn tiền cao huyết áp và trên 140/90 được xếp vào giai đoạn cao huyết áp, cần được tư vấn điều trị kịp thời. Những người mắc bệnh cao huyết áp có rủi ro mắc bệnh thận mãn tính (CKD) cao và cũng giống như bệnh cao huyết áp, bệnh CKD cũng không để lại dấu hiệu chỉ đến khi người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi là lúc bệnh đã phát triển ở giai đoạn cao. Tốc độ lọc của thận (GFR) được tính bằng chỉ số creatinine có trong nước tiểu. Đây là sản phẩm thải của quá trình bẻ gãy các tế bào cơ bắp, những người khỏe mạnh thì creatinine thải ra qua đường nước tiểu thấp nhưng ở những người mắc bệnh CKD thì lượng creatinine bất thường. Bình thường mức creatinine trong máu khoảng 0,6 - 1,2mg/dl ở nam và 0,5 - 1,1mg /dl ở nữ.

Một dấu hiệu khác của việc xác định CKD là chỉ số proteinuria, hoặc protein trong nước tiểu. Nếu thận khỏe thì sẽ lọc được các chất cặn và giữ lại protein, nhưng khi thận có vấn đề nó sẽ không có khả năng phân hủy protein máu, gọi là albumin ra khỏi chất thải. Trước tiên, sẽ có một lượng nhỏ albumin có trong nước tiểu, mà chuyên môn gọi là microalbuminuria, dấu hiệu cho biết chức năng thận bị suy giảm và nếu thận càng yếu thì chỉ số albumin và các protein khác có trong nước tiểu càng cao và được gọi là hiện tượng proteinuria. Nếu một khi đã vượt qua 30mg/g creatinine bài tiết trong nước tiểu thì có nghĩa là người đó mắc bệnh CKD.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính, Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH) đưa ra một số khuyến cáo sau:

- Người mắc bệnh cao huyết áp nhất thiết phải điều trị để duy trì ở mức 130/80mmHg,  giảm cân (nếu tăng cân, dư thừa trọng lượng), tăng cường ăn rau xanh, trái cây thực phẩm nguyên chất, sữa có hàm lượng mỡ thấp, hạn chế ăn muối, tăng cường luyện tập, mỗi ngày tập luyện thể thao 30 phút như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp... Hạn chế rượu, chỉ nên uống chén nhỏ rượu vang mỗi bữa.

- Sử dụng thuốc cao huyết áp theo khuyến cáo  của chuyên môn.

- Riêng nhóm người mắc bệnh CKD nên duy trì mức huyết áp 130/80mmHg.

- Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao huyết áp cần có phương án tư vấn, khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt, trong đó có quyết tâm của chính người trong cuộc.

 KHẮC HÙNG

Theo MNN-3/2012


Ý kiến của bạn