Hà Nội

Phơi nhiễm khói thuốc sớm có thể dẫn tới sâu răng ở trẻ

23-10-2015 15:02 | Y học 360
google news

Thói quen hút thuốc của cha mẹ cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây sâu răng ở trẻ, theo một nghiên cứu mới đăng tên tờ BMJ.

Trẻ em thường được nói rằng do ăn nhiều đồ ăn có đường hoặc không đánh răng có thể dẫn tới sâu răng nhưng hóa ra, thói quen hút thuốc của cha mẹ cũng có thể là một yếu tố nguy cơ, theo một nghiên cứu mới đăng tên tờ BMJ.

Phân tích hồ sơ bệnh án của hơn 70.000 trẻ em từ Nhật bản, các tác giả nghiên cứu đã phát hiện ra mối tương quan đáng chú ý giữa việc sớm hít phải khói thuốc do người khác hút và tỷ lệ gia tăng bệnh sâu răng trẻ em, thậm chí sau khi kiểm soát tất cả các yếu tố khác. Nhìn chung, họ thấy sâu răng tăng gấp đôi ở những trẻ phơi nhiễm trực tiếp với khói thuốc lúc 4 tháng tuổi và tăng gấp 1,5 lần ở trẻ sống trong gia đình có các thành viên hút thuốc lá.

Mặc dù những phát hiện này xác định quan hệ nhân quả, song chúng ủng hộ việc mở rộng các can thiệp sức khỏe cộng đồng và lâm sàng để giảm tỷ lệ hít khói thuốc thụ động.

Đến nay, đã có một số nghiên cứu tìm thấy mối liên quan từ trung bình tới yếu giữa phơi nhiễm sớm với khói thuốc từ người khác hút và sâu răng sau này, mặc dù các nhà nghiên cứu giải thích, nhiều nghiên cứu trong số này là nghiên cứu trên một quần thể ở một thời điểm bất kì (một nghiên cứu cắt ngang) chứ không phải là theo dõi một nhóm người qua thời gian (nghiên cứu thuần tập). Trong khi nghiên cứu cắt ngang hay được sử dụng vì tính đơn giản của nó, thì nghiên cứu thuần tập cho phép các nhà nghiên cứu phân tách tốt hơn mối liên quan giữa hai yếu tố - trong trường hợp này là hút là thuốc thụ động và sâu răng

Trong nghiên cứu mới nhất, các tác giả đã kiểm tra dữ liệu bệnh tật của trẻ em từ các cuộc khám sức khỏe định kì lúc trẻ được 0, 4, 9 và 18 tháng và lúc 3 tuổi, cũng như từ bảng câu hỏi cho phụ huynh về thói quen hút thuốc của họ. Cuối cùng, họ xem xét tổng cộng 76.920 trẻ sinh từ năm 2004 tới 2010 ở thành phố Kobe, Nhật Bản. Những trẻ này là đối tượng của một nghiên cứu lớn hơn có tên là Kobe Offspring Study.

Hơn một nửa số trẻ được nghiên cứu sống trong các gia đình đầy khói thuốc và trong giai đoạn 3 năm đầu đời, 18% trẻ có nguy cơ bị sâu răng. Không giống các nghiên cứu trước đây, các tác giả không tìm thấy ảnh hưởng của thói quen hút thuốc của mẹ (trong khi mang thai) lên nguy cơ sâu răng sau này. Mặc dù nghiên cứu không thể đưa ra một lời giải thích cụ thể cho lý do tại sao hít khói thuốc thụ động có thể gây hại cho răng trẻ, các tác giả giải thích rằng hít khói thuốc thụ động làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng viêm trong miệng và ảnh hưởng tới khả năng tiết nước bọt, tất cả những điều này có thể gây sâu răng.

Tuy nhiên, theo các tác giả cần có thêm nghiên cứu để có thể đưa ra kết luận chương trình dự phòng hút thuốc có thể giảm nguy cơ sâu răng không vì mức độ ảnh hưởng của hút thuốc thụ động không lớn.

BS Cẩm Tú

Theo Medicaldaily/ Univadis

 

 


Ý kiến của bạn