Hà Nội

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc

31-07-2023 19:22 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở

Sau khi xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng ở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào chiều 30/7, ngày 31/7, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến đèo Bảo Lộc để chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả.

Sau khi kiểm tra thực tế tại hiện trường, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đến thăm, động viên, chia buồn với người thân Thượng úy Lê Văn Sáng (Phường 2, TP Bảo Lộc) là 1 trong 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ sạt lở khi đang làm nhiệm vụ.

Kiểm tra, chỉ đạo, làm việc ở Lâm Đồng, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao các lực lượng chức năng ở Lâm Đồng đã khẩn trương thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn bằng tinh thần và trách nhiệm cao nhất, đồng thời phân luồng hướng dẫn giao thông một cách hiệu quả. Phó thủ tướng cũng biểu dương các lực lượng công an, quân đội, người dân và nhiều lực lượng khác vượt qua khó khăn, gian khổ để triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ sạt lở.

Cảnh giác với sạt lở, lũ quét ở Tây Nguyên - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra hiện trường sạt lở trên đèo Bảo Lộc (ảnh: congan.lamdong.gov.vn)

Theo dự báo, trong 3 ngày tới, khu vực Lâm Đồng tiếp tục mưa lớn cùng với khối lượng đất đá do sạt lở nhiều nên Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu trong công tác khắc phục hậu quả, tỉnh Lâm Đồng cần tiến hành khẩn trương nhưng phải đảm bảo an toàn cho các lực lượng. Tỉnh Lâm Đồng cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, sà soát lại các điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh; triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, công tác tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả sạt lở trên đèo Bảo Lộc diễn ra xuyên ngày đêm. Vậy nên, đến trưa 31/7, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể thứ 4 cũng là thi thể cuối cùng bị vùi lấp trong vụ sạt lở (trong đó có thi thể 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ và 1 người dân). Hàng ngàn khối đất đá trong vụ sạt lở cũng đã và đang được xử lý.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ra công điện chỉ đạo UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc phải khẩn trương rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn. Trong đó, tập trung đối với các khu vực đồi núi dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện (nhất là khu vực tập trung dân cư) để chủ động huy động phương tiện, nhân lực của địa phương chủ động xử lý, ứng phó chống sạt lở đất, đá, và cảnh báo khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh, hạn chế qua lại.

Cảnh giác với sạt lở, lũ quét ở Tây Nguyên - Ảnh 3.

Các lực lượng chức năng ở Lâm Đồng đã xuyên ngày đêm tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc

Kiên quyết tổ chức di dời (cưỡng chế di dời khi cần thiết), sơ tán ngay các hộ dân tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân; đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ, ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời…

Tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các ngầm tràn, đoạn đường, bến đò, tại các khu vực nguy hiểm sạt lở đất để đảm bảo an toàn về người và tài sản người dân; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép ở lòng, bãi sông, suối gây cản trở thoát lũ.

Theo dõi sát thời tiết và không được chủ quan với mưa lũ, sạt lở

Từ vụ sạt lở nghiêm trọng ở Lâm Đồng, nhiều tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cũng đã tăng cường cảnh báo đến từng khu dân cư trong khu vực có nguy cơ sạt lở không được chủ quan và phải tuyệt đối làm theo các hướng dẫn, yêu cầu của lực lượng chức năng khi có diễn biến xấu về thời tiết.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, do ảnh hưởng của bão số 1, 2, trên địa bàn Đắk Lắk đã xảy ra mưa vừa đến mưa to gây ngập lụt trên địa bàn nhiều huyện. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh này chủ động phương án sẵn sàng đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không để bị động trong các tình huống.

Để nắm bắt và ứng phó kịp thời với diễn biến của thiên tai, tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh này phải tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết trong thời gian tới để kịp thời thông tin, cảnh báo đến người dân. Chủ động bố trí cán bộ tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ trong thời gian xảy ra mưa lớn, liên tục; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm "bốn tại chỗ" và "ba sẵn sàng".

Cảnh giác với sạt lở, lũ quét ở Tây Nguyên - Ảnh 4.

Vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc đã làm chia cắt giao thông nghiêm trọng

Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng phải chủ động phối hợp với các sở, cơ quan, địa phương ở Lâm Đồng tổ chức kiểm tra, rà soát để phát hiện và kịp thời xử lý các đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông, nguy cơ sạt lở, các đường dân sinh đấu nối vào đường tỉnh lộ, quốc lộ. Bổ sung, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông (biển báo, rào hộ lan, gờ giảm tốc..), kịp thời khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do mưa, bão gây ra…

Mưa lớn, dông lốc và sạt lở làm 1 người chết, 10 người bị thươngMưa lớn, dông lốc và sạt lở làm 1 người chết, 10 người bị thương

Mưa lớn kèm theo dông lốc, sạt lở xảy ra từ ngày 27-30/7 đã làm 1 người chết (ở Bạc Liêu) và 10 người bị thương (Bà Rịa-Vũng Tàu 2, Kiên Giang 5, Bạc Liêu 2, Cà Mau 1).



Hưng-Thanh
Ý kiến của bạn