Philippines hôm nay đã công bố ảnh do quân đội nước này chụp, chứng minh Trung Quốc vi phạm thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông, khi thực hiện các hoạt động cải tạo đất trên bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa.
Hình ảnh do máy bay do thám chụp vào ngày 25/2/2014 được chính phủ Philippines công bố ngày hôm nay cáo buộc hoạt động vi phạm DOC của Trung Quốc. |
Theo phát ngôn viên Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Charles Jose, các bức ảnh chứng tỏ sự hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo chú thích của các bức ảnh, thì các cơ quan tình báo Philippines đã chụp các bức ảnh trên. Chú thích ảnh cũng cho biết Trung Quốc đã thực hiện hoạt động “cải tạo rộng khắp” trên bãi đá ngầm Johnson South, hay bãi đá Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988.
Chính phủ Philippines ước tính Trung Quốc đã cải tạo một khu vực đất rộng ít nhất 30 hecta từ bãi ngầm. Một bức ảnh cho thấy một đường ống dài được nối với một tàu nạo vét lớn trên rìa tây bắc của bãi ngầm.Trong khi đó, một tòa nhà xây bằng bê tông, có vẻ như là một tiền đồn của Trung Quốc trên bãi ngầm, nằm ở rìa nam. Ngoài ra, trong ảnh còn có một con tàu được thả neo gần đó.
|
Một bức ảnh khác được chụp vào ngày 28/2 năm ngoái cho thấy những cấu trúc Trung Quốc đã xây dựng trên Gạc Ma. |
Theo người phát ngôn Charles Jose, hoạt động của Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận DOC năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó kêu gọi tránh tiến hành các hoạt động làm “phức tạp hoặc làm leo thang tranh chấp” trên Biển Đông.
Hình ảnh chụp bãi ngầm Gạc Ma vào ngày 13/3/2012. |
Trong khi đó, ngày hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết có khả năng Trung Quốc đang cải tạo đất ở bãi ngầm để xây dựng một đường băng. Còn một quan chức khác của Philippines hé lộ cũng có khả năng Trung Quốc định xây dựng một căn cứ quân sự và một trạm cung ứng và tiếp liệu trên bãi đá ngầm.
Giới phân tích cho rằng căn cứ quân sự hoặc đường băng sẽ củng cố cho hoạt động của lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Đây cũng được xem là một phần trong chuỗi các hoạt động của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái được gọi là “đường lưỡi bò” phi lý của nước này.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc