Hà Nội

Phía sau việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc

13-08-2011 07:28 | Quốc tế
google news

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc vừa được cho chạy thử vào ngày 10/8/2011. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn xác định rằng tàu Varyag chỉ được dùng vào việc huấn luyện. Thế nhưng, một ngày sau khi chiếc Varyag được hạ thủy, Bắc Kinh đã gián tiếp đe dọa là có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các tranh chấp vùng biển.

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc vừa được cho chạy thử vào ngày 10/8/2011. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn xác định rằng tàu Varyag chỉ được dùng vào việc huấn luyện. Thế nhưng, một ngày sau khi chiếc Varyag được hạ thủy, Bắc Kinh đa gián tiếp đe dọa là có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các tranh chấp vùng biển.

Vào lúc Trung Quốc khai trương chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ ở phía bên Hoàng Hải, Hoa Kỳ đa cho hàng không mẫu hạm của mình đến biển Đông tập luyện, thậm chí ghé cảng một số nước Đông Nam Á. Chiếc tàu sân bay nguyên tử George Washington, biểu tượng của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ghé cảng Thái Lan trong một chuyến thăm hữu nghị. Theo hãng tin AP (Mỹ), ngày 13/8, hàng không mẫu hạm này sẽ ghé thăm Việt Nam, neo lại ngoài khơi Nam Bộ.

Ngày 10/8/2011, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã được hạ thủy. Về mặt chính thức, chiếc tàu này chỉ mới được cho chạy thử, mặc dù theo các chuyên gia, chiếc tàu đã hoàn toàn sẵn sàng tham gia tác chiến. Chiếc hàng không mẫu hạm mang tên Varyag dài 300m được chế tạo từ thời Liên Xô được Trung Quốc mua lại của Ukraina từ năm 1998, rồisau đó được tu sửa và trang bị toàn bộ ở Trung Quốc. Theo các nguồn tin quân sự Trung Quốc do Tân Hoa Xã trích dẫn, Varyag sẽ được cho chạy thử trong thời gian ngắn, vì sau đó, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ trở lại cảng Đại Liên để tiếp tục được tu sửa.

Đối với Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc, sở hữu một chiếc hàng không mẫu hạm là vấn đề danh tiếng, để không bị thua kém một số nước láng giềng như Ấn Độ và Thái Lan, hiện đã có hàng không mẫu hạm. Như lời ông Dennis Blasko, Trung Quốc nay có thể tự hào rằng kể từ nay, họ có một trong những quân đội hiện đại nhất thế giới. Nhưng sở hữu một hàng không mẫu hạm còn là một sự cần thiết về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh, vì hiện nay, Trung Quốc muốn trải rộng khắp thế giới, nước này cần phải can thiệp xa hơn, đặc biệt là trên các tuyến hàng hải vận chuyển dầu khí cung cấp cho Trung Quốc.

 Tàu Varyag.

Trong một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một biên tập viên cao cấp của tờ Giải Phóng Quân Báo, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc đã tự hỏi: “Đóng tàu sân bay để làm gì nếu chúng ta không có đủ dũng khí và quyết tâm sử dụng phương tiện này để xử lý các tranh chấp lãnh thổ?”. Đối với phóng viên này: “Việc dùng tàu sân bay hay bất cứ loại tàu chiến nào để giải quyết tranh chấp là một điều hợp lý”. Nhà báo của tờ Giải Phóng Quân Báo viết tiếp: “Lý do đóng tàu sân bay là để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên biển một cách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ tự tin hơn và nhiều quyết tâm hơn trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sau khi có được hàng không mẫu hạm”.

Lời lẽ đầy tính hăm dọa này đã trái ngược hẳn với các tuyên bố đầy tính trấn an của các giới chức lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay khi nói về chiếc tàu này, theo đó thì họ chỉ dùng con tàu vào mục tiêu nghiên cứu và huấn luyện và sự tồn tại của phương tiện chiến tranh mới này không hề thay đổi chính sách quốc phòng mà Bắc Kinh tự nhận là hiếu hòa.

Theo giới phân tích, bài viết này có thể được xem là một tín hiệu hù dọa mới của Trung Quốc nhắm vào các nước đang có tranh chấp với họ tại vùng biển như Nhật Bản, Philippines. Theo AFP, một số chuyên gia phân tích độc lập cho rằng, Trung Quốc đang muốn lợi dụng việc chiếc tàu được hạ thủy để chơi trò chiến tranh tâm lý trong khu vực, vào lúc mà họ đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có cùng một vùng biển với họ.

Dụng tâm của Trung Quốc lẽ dĩ nhiên cũng được Hoa Kỳ theo dõi tìm hiểu. Vào ngày 11/8, Washington đã bày tỏ thái độ quan ngại trước vụ Trung Quốc hạ thủy tàu Varyag với danh nghĩa là cho chạy thử. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland đã cho rằng, cần phải hiểu rõ vì sao Trung Quốc cần đến một phương tiện như hàng không mẫu hạm. Đối với phía Mỹ, vấn đề đáng quan ngại vì Trung Quốc thiếu minh bạch trong lĩnh vực quốc phòng, trong việc trang bị vũ khí cũng như trong ngân sách quân sự của họ.

Còn báo Mainichi dẫn lời Chánh văn phòng Quốc hội Nhật Yukio Edano nhấn mạnh, Nhật vẫn quan tâm sát sao đến việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và Tokyo luôn nghi vấn về sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong chính sách quốc phòng. Nhật và các nước khác yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn, bởi như ông Edano nhấn mạnh, Bắc Kinh cần phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về các hoạt động quân sự của mình.

SONG HÀ (Theo AFP, AP)


Ý kiến của bạn