Hà Nội

Phi cơ mất tích có thể nằm trên núi lửa khổng lồ ở đáy biển

26-03-2014 12:24 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nhiệm vụ trục vớt phi cơ Boeing 777 và hộp đen sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà địa chất tin rằng mảnh vỡ máy bay có thể nằm ở khu vực núi lửa thường xuyên hoạt động dưới biển.

Nhiệm vụ trục vớt phi cơ Boeing 777 và hộp đen sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà địa chất tin rằng mảnh vỡ máy bay có thể nằm ở khu vực núi lửa thường xuyên hoạt động dưới biển.

Robin Beaman, một nhà địa chất hàng hải tại Đại học James Cook, cho hay vệ tinh DigitalGlobe phát hiện các mảnh vỡ nghi của máy bay mất tích đầu tiên ngày 16/3 tại vị trí cách dãy đông nam Ấn Độ, một khu vực núi lửa thường xuyên hoạt động dưới đáy biển ở tây nam Australia, khoảng 60 km về phía tây nam.

Trong khi đó, một máy bay của Trung Quốc phát hiện các vật thể khác ở địa điểm cách khu vực núi lửa khoảng 180 km về phía tây nam. Ngoài ra, một máy bay Australia hôm 24/3 tìm thấy vật thể khả nghi cách dãy núi lửa khoảng 200 km về phía bắc.

Nhập mô tả cho ảnh
Nam Ấn Độ Dương, nơi hoạt động tìm kiếm MH370 đang diễn ra, được mô tả là vùng biển nguy hiểm nhất thế giới, đặc biệt vào mùa đông như lúc này. Ảnh: The Star.

Tuy nhiên, theo tờ The Sydney Morning Herald, hệ thống núi lửa này có địa hình phức tạp và rất ít thông tin hải đồ. "Chúng ta hầu như không có bản đồ địa hình ở sườn của dãy núi lửa, nơi có thể tìm thấy phi cơ mất tích", ông Beaman nói với The Sydney Morning Herald.

Để tìm thấy mảnh vỡ máy bay, người ta phải lập hải đồ 3D một khu vực rộng lớn bằng những con tàu sử dụng thiết bị đo sâu đa tia (multibeam echo sounder).

Nhập mô tả cho ảnh
Binh sĩ thả phao điện tử đánh dấu khu vực tìm kiếm từ máy bay quân sự. Ảnh: The West Australian.

Hơn nữa, việc tìm kiếm máy bay mất tích sẽ càng khó khăn hơn khi RV Southern Surveyor, con tàu duy nhất của Australia có thể lập hải đồ ở độ sâu 3.000 m, đã ngừng hoạt động từ tháng 12 năm ngoái.

Lần cuối cùng người ta vẽ bản đồ khu vực tìm kiếm là cách đây 20 năm và sử dụng công nghệ lạc hậu. "Đây là thời điểm rất khó khăn. Australia không có khả năng vẽ hải đồ ở độ sâu như vậy", ông Beaman cho hay. Beaman nói thêm vào lúc này, con tàu thay thế RV Southern Surveyor đang ở Singapore và chờ trải qua các đợt thử nghiệm trên biển.

Trong khi đó, hãng tin Bloomberg cho hay, Công ước Montreal 1999 xác định các hãng hàng không sẽ phải bồi thường cho mọi hành khách chết hoặc chấn thương trong các vụ tai nạn, kể cả nếu nhà chức trách không xác định được nguyên nhân tai nạn.

Như vậy, Malaysia Airlines sẽ phải bồi thường cho gia đình mỗi hành khách trên chuyến bay MH370 khoảng 175.000 USD. Với 227 hành khách trên chuyến bay, tổng cộng hãng hàng không này sẽ phải bồi thường khoảng 40 triệu USD.

 


Ý kiến của bạn