Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình phát triển lĩnh vực nào?

03-01-2024 16:16 | Xã hội

SKĐS - Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chính thức được phê duyệt.

Theo thông tin từ báo điện tử Chính phủ, ngày 29/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của quy hoạch tỉnh Thái Bình là đến năm 2030, Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình phát triển lĩnh vực nào?- Ảnh 1.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chính thức được phê duyệt. Ảnh: Một góc thành phố Thái Bình.

Quy hoạch Thái Bình xác định phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh để đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá của tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản…

Đồng thời, tiếp tục duy trì các ngành công nghiệp nhẹ, tạo nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội như dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp...

Tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải; nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Condensate; chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn xác định nông nghiệp là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Theo đó, tỉnh Thái Bình hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng. Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời, quy hoạch tỉnh Thái Bình nhấn mạnh việc chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao...

Quy hoạch tỉnh Thái Bình mở rộng về hướng nào?Quy hoạch tỉnh Thái Bình mở rộng về hướng nào?

SKĐS - Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra không gian phát triển mới thông qua hoạt động “lấn biển”.

Thành phố Thái Bình sắp mở rộng gần gấp đôi khi sáp nhậpThành phố Thái Bình sắp mở rộng gần gấp đôi khi sáp nhập

SKĐS - Quy hoạch tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ mở rộng nhiều đô thị, trong đó thành phố Thái Bình có thể được mở rộng gần gấp đôi trên cơ sở sáp nhập một số địa bàn lân cận.

Quy hoạch chung Thủ đô tiết lộ vị trí sân bay quốc tế thứ 2 ở Hà NộiQuy hoạch chung Thủ đô tiết lộ vị trí sân bay quốc tế thứ 2 ở Hà Nội

SKĐS - Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đưa ra phương án về vị trí sân bay quốc tế thứ 2 ở Hà Nội.


Hoàng Cường (T/h)
Ý kiến của bạn