Phẫu thuật thẩm mỹ hỏng: Nhiều hệ lụy nặng nề

07-09-2018 14:00 | Thẩm mỹ

SKĐS - Nhu cầu làm đẹp của con người luôn chính đáng với mong muốn cải thiện bản thân, nâng cao chất lượng sống và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Nhưng nếu làm đẹp không đúng nơi, đúng chỗ có thể dẫn đến những hệ lụy nặng nề từ việc phẫu thuật thẩm mỹ bị... hỏng.

Kỳ 1: Phát hoảng với những “tác phẩm” làm đẹp của thẩm mỹ vườn

Kỳ 2: Xăm môi, nhấn mí tại nhà đừng “gửi trứng cho ác”

“Chỉ mong khuôn mặt trở lại bình thường”

Gần đây, Khoa Da liễu- Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198 liên tiếp tiếp nhận hai bệnh nhân nữ, N.K.A, 19 tuổi và Đ.T.T.H. 25 tuổi vào viện trong tình trạng má bên phải sưng, sờ thấy có cục, bóp thấy có mủ chảy ra. Hai bệnh nhân cho biết, sau 10 ngày thực hiện tạo má lúm đồng tiền tại cơ sở thẩm mỹ tư nhân thì thấy xuất hiện sưng, đau, nhức tại vị trí tạo lúm. Ban đầu, cả hai người đều điều trị tại nhà với thuốc chống viêm alphachoay nhưng tình trạng không thuyên giảm nên lo lắng mới vào viện.

Kỳ 3: Bác sĩ Da liễu: Xăm môi thẩm mỹ “vườn” dễ rước bệnh HIV, viêm gan B

Kỳ 4: Lạm dụng filler, tế bào gốc xách tay: làm đẹp biến thành thảm họa

Kỳ 5: Kinh hoàng ổ mủ trên mũi thiếu nữ sau khi tiêm filler làm đẹp

Theo ThS.BS. Đỗ Xuân Khoát, Trưởng Khoa Da liễu- Miễn dịch lâm sàng cho biết, hiện tượng này xuất hiện là do nhiễm khuẩn như không tuân thủ quy trình tiệt khuẩn dụng cụ hay sử dụng chất liệu không đảm bảo tiệt khuẩn khi thực hiện thủ thuật tạo má lúm đồng tiền. Nhiễm khuẩn này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong.

May mắn cho A. và H. là đến viện sớm khi mới có nhiễm khuẩn tại chỗ nhưng sau khi điều trị, má trái của hai bạn không có lúm như mong muốn ban đầu mà hình thành một vết sẹo sâu, giống như một cái “hố” trên khuôn mặt. N.K.A buồn rầu nói, không biết lúc đó ma xui quỷ khiến thế nào em lại đi tạo lúm đồng tiền, giờ thì em chỉ mong muốn khuôn mặt trở lại bình thường như trước.

Phẫu thuật thẩm mỹ hỏngPTTM  cũng có thể  có kết quả không như mong muốn.


Nhiều hệ lụy nặng nề

PGS.TS.BS. Đỗ Quang Hùng, Trưởng Khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, được đào tạo bài bản để đạt được mục đích cao nhất của làm đẹp là an toàn và thẩm mỹ. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ do ham rẻ hoặc tiết kiệm thời gian mà tìm đến những cơ sở không đảm bảo chất lượng dẫn đến phẫu thuật thẩm mỹ hỏng và nhiều hệ lụy khác. Cụ thể, những hệ lụy đó là:

Kết quả không như mong muốn: Khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, không ai mong muốn kết quả trở nên xấu hơn ban đầu hay phải tốn thêm một khoản chi phí đáng kể để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có chuyên môn cao. Chẳng hạn nâng mũi bằng silicon dẻo nhưng vị trí đặt không đúng khiến sống mũi bị lệch hay bị sưng phồng môi khi bơm chất làm đầy do bị dị ứng...

Kỳ 6: Nhiều vụ biến chứng sau tiêm filler làm đẹp: Đóa hoa đẹp bởi hương, không phải sắc

Kỳ 7: Cấy phấn cho da: "Tiền mất tật mang"

Kỳ 8: "Thảm họa" phẫu thuật chỉnh hình của sao thế giới

Rối loạn tâm lý: Mỗi người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ với những lý do khác nhau nhưng khi không đạt được kết quả như kỳ vọng có thể khiến họ bị rối loạn tâm lý như trầm cảm, chán nản, thậm chí tự vẫn như trường hợp của một nữ sinh Thái Lan năm 2012, một giáo viên người Anh năm 2013 hay một sinh viên 23 tuổi tại Hàn Quốc...

Những biến chứng đáng sợ: Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ bao gồm tất cả những nguy cơ của một ca mổ bình thường mà còn có những nguy cơ phụ thêm khá nặng nề. Gần 1/4 (24%) số người Anh đi phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) gặp phải những  biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật. Trong những biến chứng đáng lo ngại của phẫu thuật thẩm mỹ thì tử vong là điều đáng sợ nhất. Nguyên nhân dẫn đến tử vong thường là do nhiễm khuẩn. Ngoài ra cũng có thể do chảy máu ồ ạt ở những bệnh nhân mắc chứng máu khó đông hay các trường hợp sốc phản vệ không được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó là các biến chứng khác về sẹo, vận động...

Kỳ 9: Rước họa vì tiêm chất làm đầy trôi nổi

Kỳ 10: Trải lòng làm lay động triệu người của cô gái phẫu thuật thẩm mỹ

Kỳ 11: Phẫu thuật thẩm mỹ có phải là biện pháp tối ưu để làm đẹp?

Lời khuyên của chuyên gia thẩm mỹ

Để tránh những hệ lụy do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng gây ra, PGS.TS.BS. Đỗ Quang Hùng khuyên rằng, mỗi người thực hiện thẩm mỹ, dù là nam hay nữ giới nên sáng suốt lựa chọn cho mình cơ sở y tế có uy tín và bác sĩ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình. Đặc biệt, đối với những trường hợp thẩm mỹ cần gây mê toàn thân như tạo hình thành bụng, căng da mặt... thì cần đến cơ sở y tế có các chuyên khoa sâu như cận lâm sàng, hồi sức cấp cứu, gây mê... để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi phẫu thuật, được gây mê an toàn cũng như được xử trí kịp thời những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.

Kỳ 12: Những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm không nên áp dụng

Kỳ 13: Kinh hoàng những ca tiêm filler làm đẹp


Trong bối cảnh các sở thẩm mỹ vườn mọc lên như “nấm sau mưa”, ai cũng có thể dễ dàng trở thành “chuyên gia” phẫu thuật thẩm mỹ chỉ qua một vài tháng. Đã có rất nhiều nạn nhân hứng chịu hậu quả của phẫu thuật thẩm mỹ từ các cơ sở làm đẹp chui, không được cấp phép, đến khi quay đầu nhìn lại đã quá muộn.

Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về phẫu thuật thẩm mỹ, lợi hại của các phương pháp làm đẹp… để mình không trở thành nạn nhân của thẩm mỹ “vườn”, Báo Điện tử Sức khỏe&Đời sống triển khai tuyến bài về vấn đề này.

Bạn đọc có thể phản ánh về các cơ sở làm đẹp trái phép về hòm thư Báo Điện tử bandientuskds@gmail.com.

Mời bạn đọc đón xem Kỳ 15:

Sử dụng sản phẩm tẩy trắng da - tiền mất tật mang trên suckhoedoisong.vn vào lúc 7h00 ngày mai 8/9/2018.


Xuân Khánh
Ý kiến của bạn