Phẫu thuật Phaco điều trị đục thuỷ tinh thể có an toàn?

09-12-2022 08:00 | Y học 360
google news

Mắt là cơ quan quan trọng, với đặc điểm cấu tạo tinh vi, phức tạp, việc chăm sóc, chữa trị các bệnh về mắt cũng yêu cầu sự cẩn thận, bác sĩ có tay nghề cao. Trước câu hỏi Có nên phẫu thuật Phaco điều trị đục thuỷ tinh thể không, các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 sẽ giải đáp vấn đề này.

Phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể trước đây

Trước đây, khi chưa có thủy tinh thể nhân tạo, các bác sĩ phải mổ lấy toàn bộ thủy tinh đục ra (còn gọi là mổ trong bao) sau đó phải khâu lại bằng chỉ đuôi chuột.

Nhược điểm của phương pháp này chính là bệnh nhân sau mổ phải nằm bất động 10 ngày 10 đêm trên giường cho đến khi hết bóng hơi trong tiền phòng mới được ngồi dậy. Vì là phương pháp thủ công nên độ an toàn và chính xác chưa cao, nhiều trường hợp không mang lại kết quả như mong muốn.

Phương pháp mổ Phaco là gì? Có an toàn không?

Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Phaco là từ viết tắt của Phacoemulsification. Đây là phương pháp phẫu thuật cận thị và thay thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo (nhân đơn tiêu hoặc đa tiêu) bằng cách dùng một thiết bị siêu âm để phá vỡ, tách thủy tinh thể bị đục thành những mảnh vụn và hút ra ngoài qua vết mổ nhỏ. Sau đó thực hiện cấy ghép thấu kính nội nhãn (IOL) vào mắt để khắc phục tật khúc xạ (Cận - Viễn - Loạn) và hồi phục thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Người bệnh sau khi mổ sẽ có thị lực tốt, nhìn rõ hình ảnh mà không cần dùng kính.

photo-1670380888976

Phẫu thuật Phaco được sử dụng để điều trị đục thuỷ tinh thể

Kỹ thuật phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện đại Phaco, máy phaco Cavitron/ Kelman được Tiến sĩ Charles Kelman (chuyên gia nhãn khoa người Mỹ) phát minh và giới thiệu vào năm 1967.

Cũng trong năm này ông đã thực hiện phẫu thuật thành công trên mắt người. Tuy nhiên thời điểm đó phương pháp này chưa được ủng hộ và sử dụng nhiều do phải dùng thủy tinh thể nhân tạo cứng và vết mổ phải rộng đến 3.2mm mới có thể đưa thủy tinh thể vào.

Đến năm 1976 khi Epstein người Chile phát minh ra kính nội nhãn mềm thì phương pháp này mới được các nhà khoa học, chuyên gia nhãn khoa tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Ngày nay, khi phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục có những phương án phẫu thuật mới tiên tiến hơn, phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể còn gọi là phẫu thuật Phaco được ưu tiên sử dụng bởi độ an toàn và hiện đại của nó.

Sau phẫu thuật phaco, bệnh nhân được băng kín mắt bằng băng vô khuẩn hoặc đeo kính. Khi trở về nhà, bệnh nhân cần chú ý tránh va đập hay vận động mạnh gây ảnh hưởng đến mắt, đeo kính râm thường xuyên để bảo vệ mắt để tránh bụi, tránh ánh sáng mạnh. Ban đêm bệnh nhân có thể đeo bịt mắt khi ngủ để tránh thói quen dui mắt hay va chạm ở mắt… Kiểm tra lại mắt và tiếp tục tra thuốc theo đúng lịch và chỉ dẫn của bác sĩ.

photo-1670380895061

Phẫu thuật Phaco là phương pháp tiên tiến và an toàn

Về quá trình an toàn sau hậu phẫu, các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 lưu ý, những người đục thủy tinh thể lâu ngày sau phẫu thuật Phaco thường thấy lóa và thấy ánh sáng màu xanh, nhưng vài ngày sau hiện tượng đó sẽ mất dần và bệnh nhân sẽ lại nhìn được (nếu đáy mắt không có tổn hại bệnh lý).

Những ưu điểm của phương pháp mổ Phaco

Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chỉ rõ, tính đến thời điểm hiện tại, phẫu thuật Phaco là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất. Phẫu thuật Phaco gồm những ưu điểm nổi bật sau:

- Thời gian thực hiện ngắn (chỉ từ 5 - 7 phút)

- Vết mổ nhỏ nên không cần khâu

- Ít đau đớn và không gây chảy máu

- Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nhanh, có thể về trong ngày

- Điều chỉnh lại được hầu hết các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị)

- Mức độ an toàn, tỉ lệ thành công cao, ít để lại biến chứng

photo-1670380898758


PV
Ý kiến của bạn