Phẫu thuật nối thành công toàn bộ da đầu cho nữ bệnh nhân 9X

20-02-2024 16:30 | Y tế
google news

SKĐS - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đơn vị đã phẫu thuật nối da thành công toàn bộ da dầu cho một nữ bệnh nhân 9X bị tai nạn lao động.

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 18/1, chị P.T.K.O. (28 tuổi, trú tại Tây Ninh) đang làm việc tại nhà máy kéo sợi đã gặp tai nạn lao động khiến toàn bộ da đầu bị lột. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn được xác định do bệnh nhân không đội mũ bảo hộ lao động, khi làm việc bị máy kéo sợi cuốn tóc vào nên toàn bộ vùng da và tóc lột khỏi vùng đầu.

Phẫu thuật nối thành công toàn bộ da đầu cho nữ bệnh nhân 9X- Ảnh 1.

Các bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhân bị lột toàn bộ da đầu, mất một phần tai trái và lộ sương sọ.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu, điều trị. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhân bị lột toàn bộ da đầu, mất một phần tai trái và lộ sương sọ. Các bác sĩ tại khoa Cấp cứu đã làm sạch da đầu, xử lý tóc, làm sạch các dị vật mảnh da rời kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ rồi mới phẫu thuật nối da vào đầu. Ca phẫu thuật kéo dài 4,5 tiếng. Sau mổ 1 tuần, vạt da tốt, phần tai cũng được bảo tồn tối đa.

Chia sẻ về ca bệnh này, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đây là một tổn thương rất nặng và rất khó xử lý. Trước đây có nhiều trường hợp tai nạn lao động bị lột da đầu cũng đã được điều trị tại khoa, nhưng đây là lần đầu tiên việc nối trường hợp bị lóc da đầu hoàn toàn và thành công.

Theo bác sĩ Hiệp, khó khăn nhất là đây là một phẫu thuật khó trong ngoại khoa (phẫu thuật vi phẫu), phải nối các mạch máu rất nhỏ với nhau. Đối với trường hợp này, các mạch máu nhỏ mà da đầu còn bị dập nát, tổn thương mạch máu. Do đó, dù kỹ thuật tốt nhưng khi nối vẫn có khả năng cao bị tắc mạch.

Phẫu thuật nối thành công toàn bộ da đầu cho nữ bệnh nhân 9X- Ảnh 2.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho nữ bệnh nhân O.

Trường hợp này phẫu thuật thành công nhờ mảnh da được sơ cứu, bảo quản từ tuyến dưới đúng cách. Nếu để qua 6 giờ đầu, cơ hội sống của mảnh da sau ghép không còn nhiều, tỷ lệ hoại tử tăng dần, mất máu nuôi dần dần.

Phẫu thuật nối thành công toàn bộ da đầu cho nữ bệnh nhân 9X- Ảnh 3.

Bệnh nhân sau 1 tháng sau phẫu thuật.

Bác sĩ Hiệp cho hay, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận từ 8-10 ca bị lột da đầu, chủ yếu do tai nạn lao động, đa số bệnh nhân từ các tỉnh xa, sơ cứu không đúng cách, đến viện trễ, không phẫu thuật nối được… Do đó cần phải cẩn trọng tránh bị tai nạn lao động đáng tiếc.

Biến chứng nặng do sơ cứu sai cách cho người đột quỵBiến chứng nặng do sơ cứu sai cách cho người đột quỵ

SKĐS - Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng đột quỵ nặng do chủ quan không kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh lý nền.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ? | SKĐS


Kim Vân
Ý kiến của bạn