Vaccine dạng khí dung tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn
Các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn cầu, trong đó nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới vào năm 2019. Trên thực tế, đại dịch COVID-19 là một ví dụ nghiêm túc về mức độ đe dọa mà các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra cho loài người.
Tiêm phòng là biện pháp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, phần lớn các vaccine hiện tại bao gồm cả BCG chống lao trong chương trình tiêm chủng ở người được sử dụng qua đường tiêm và do đó, chỉ tạo ra miễn dịch niêm mạc đường hô hấp hạn chế chống lại các mầm bệnh đường hô hấp và bệnh cúm.
Thực tế này kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục phát triển các chiến lược vaccine niêm mạc đường hô hấp. Tuy nhiên, trong khi vaccine cúm qua đường mũi này cho thấy hiệu quả cao ở trẻ nhỏ, nó lại kém hiệu quả hơn ở người lớn so với vaccine cúm dạng tiêm. Điều này giải thích lý do tại sao vaccine cúm dạng tiêm vẫn là lựa chọn hàng đầu cho việc tiêm chủng vaccine cúm theo mùa trong cộng đồng dân cư nói chung.
Gần đây, các phương pháp phân phối vaccine qua đường hô hấp đã được phát triển và khám phá để cung cấp vaccine sởi, lao vectơ virus và COVID-19 đã được tiến hành các thử nghiệm trên người.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đang phát triển các phương pháp phân phối vaccine có thể đưa thuốc trực tiếp đến niêm mạc của đường hô hấp. Hiện nay có hai phương pháp chính: Xịt mũi (chủ yếu đến mũi và họng) và khí dung hít qua ống mũi (đưa vaccine vào sâu bên trong đường thở).
Các nhà khoa học Đại học McMaster đã so sánh các hệ thống cung cấp vaccine cho thấy, vaccine khí dung giúp bảo vệ tốt hơn nhiều và khả năng miễn dịch mạnh hơn so với vaccine dạng xịt qua đường hô hấp.
Để xem liệu vaccine dạng khí dung có thể có hiệu quả chống lại nhiễm trùng đường hô hấp dưới hay không, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tác dụng của vaccine phòng bệnh lao được cung cấp bằng cách xịt mũi hoặc khí dung hít trên mô hình chuột.
Khi làm như vậy, họ nhận thấy rằng các khí dung hít vào làm tăng sự phân phối sinh học trong phổi, đồng thời cải thiện khả năng sinh miễn dịch qua trung gian vaccine và khả năng bảo vệ.
Phản ứng miễn dịch mà bạn tạo ra khi đưa vaccine vào sâu trong phổi mạnh hơn nhiều so với khi bạn chỉ lắng đọng vật chất đó trong mũi và cổ họng vì đặc điểm giải phẫu và bản chất của mô, và các tế bào miễn dịch sẵn có để đáp ứng là rất khác biệt, TS. Matthew Miller, đồng tác giả của nghiên cứu, Chủ tịch Nghiên cứu về Đại dịch virus tại Đại học McMaster, cho biết.
Các nhà nghiên cứu hiện đang điều tra phương pháp phân phối vaccine này trong một thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 1 liên quan đến những người trưởng thành trước đó đã nhận được 2 hoặc 3 liều vaccine COVID-mRNA.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà