Hà Nội

Phát triển 'vaccine chống ung thư'

20-09-2021 16:17 | Vaccine

SKĐS - Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã khám phá ra tiêm vaccine là một cách giúp chống lại bệnh ung thư.

Không chỉ gây bệnh ở phụ nữ, HPV đang làm gia tăng ung thư ở nam giớiKhông chỉ gây bệnh ở phụ nữ, HPV đang làm gia tăng ung thư ở nam giới

SKĐS - Nam giới cũng cần phải suy nghĩ về HPV vì ngày càng có nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vùng đầu và cổ mà nguyên nhân là do HPV.

Các loại vaccine ung thư được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch của chính cơ thể tiêu diệt khối u, bằng cách tiêm các đoạn protein ung thư được tìm thấy trên khối u. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Ung thư Koch đã phát hiện ra rằng, việc tiêm vaccine chống lại một số protein ung thư có thể tăng cường đáp ứng tổng thể của tế bào T và giúp thu nhỏ khối u ở chuột.

Việc tiêm vaccine chống lại các loại protein mà họ xác định có thể giúp đánh thức các quần thể tế bào T tiềm tàng nhắm vào các protein đó, tăng cường đáp ứng miễn dịch tổng thể.

Vai trò của các tế bào T

Các nhà nghiên cứu cho hay, khi các tế bào bắt đầu chuyển sang ung thư, chúng bắt đầu tạo ra các protein đột biến mà không thấy ở các tế bào khỏe mạnh. Các protein ung thư này (còn được gọi là neoantigens) có thể cảnh báo điều không bình thường với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tế bào T nhận ra các neoantigens đó sẽ bắt đầu tiêu diệt các tế bào ung thư.

photo-1632118872627

Tế bào ung thư có thể thu nhỏ lại nhờ tiêm vaccine.

Cuối cùng, những tế bào T này gặp phải hiện tượng được gọi là "sự cạn kiệt tế bào T", xảy ra khi khối u tạo ra một môi trường ức chế miễn dịch vô hiệu hóa các tế bào T, cho phép khối u phát triển một cách không kiểm soát.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm một loại vaccine có thể giúp trẻ hóa các tế bào T đó và giúp chúng tấn công các khối u. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát triển các phương pháp xác định neoantigens trong các khối u của bệnh nhân để đưa vào vaccine ung thư theo cá nhân hóa. Một số loại vaccine này đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng để điều trị u ác tính và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Nghiên cứu mới của MIT giúp làm sáng tỏ lý do tại sao chỉ một số nhỏ neoantigens được tìm thấy trong các khối u có thể tạo ra đáp ứng tế bào T. Kết quả nghiên cứu trên chuột bị u phổi cho thấy, khi các tế bào T nhắm vào khối u xuất hiện, các tập hợp con của tế bào T nhắm mục tiêu các protein ung thư khác nhau cạnh tranh với nhau, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của một quần thể tế bào T chiếm ưu thế. Sau khi các tế bào T này cạn kiệt, chúng vẫn ở trong môi trường và ngăn chặn bất kỳ quần thể tế bào T cạnh tranh nào nhắm vào các protein khác nhau được tìm thấy trên khối u.

Tuy nhiên, nếu tiêm vaccine cho những con chuột này với một trong những neoantigens được nhắm mục tiêu bởi các tế bào T bị ức chế, có thể làm trẻ hóa các quần thể tế bào T đó.

Vaccin có thể thu nhỏ khối u

Các nhà khoa học đã thành công khi tiêm vaccine có neoantigens liên kết yếu với các tế bào miễn dịch chịu trách nhiệm trình bày kháng nguyên cho tế bào T. Trong nghiên cứu này, khi sử dụng một trong những chất neoantigens đó để tiêm cho những con chuột bị u phổi, họ nhận thấy các khối u này thu nhỏ trung bình 27%.

photo-1632118874231

Tiêm vaccine có thể chống lại ung thư.

Kết quả sau tiêm, các tế bào T sinh sôi nảy nở nhiều hơn, chúng nhắm mục tiêu vào các khối u tốt hơn và làm giảm tổng thể gánh nặng khối u phổi trong mô hình chuột. Sau khi tiêm, quần thể tế bào T bao gồm một loại tế bào có tiềm năng liên tục thúc đẩy các đáp ứng, có thể cho phép kiểm soát lâu dài khối u.

GS. Sinh học Tyler Jacks, thành viên của Viện Nghiên cứu Ung thư Koch, tác giả chính của nghiên cứu cho hay: Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám phá chi tiết các đáp ứng miễn dịch chống lại ung thư. Việc tiêm vaccine có thể tạo ra đáp ứng mạnh mẽ chống lại căn bệnh này.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội

DS. Diệu Hân
Ý kiến của bạn