Phát triển mô hình trồng cây dược liệu trên đất gò đồi

09-11-2023 08:15 | Xã hội

SKĐS - Mô hình trồng dược liệu vùng gò đồi mang lại hiệu quả tương tự trồng dược liệu dưới tán rừng khi tận dụng được khu đất khó trồng cây nông nghiệp và giúp bảo tồn cây tự nhiên.

Sẽ đẩy mạnh phát triển dược liệu, du lịch dưới tán rừngSẽ đẩy mạnh phát triển dược liệu, du lịch dưới tán rừng

SKĐS - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chuẩn bị trình Chính phủ việc sửa đổi Nghị định liên quan đến lâm nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó nhấn mạnh vào phát triển dược liệu, du lịch dưới tán rừng…

Bên cạnh việc trồng dược liệu dưới tán rừng, 1 số địa phương đang phát triển thêm mô hình trồng dược liệu vùng gò đồi để tối ưu hóa lợi thế về đất canh và qua đó mang về nhiều giá trị kinh tế, gia tăng nguồn thu nhập.

Theo đó, với những lợi thế về đất đai và nguồn lao động địa phương dồi dào, xã Sơn Lộc (Bố Trạch, Quảng Bình) đã thực hiện xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu kim tiền thảo và sâm báo trên vùng đất gò đồi của địa phương.

Sơn Lộc là xã được ví như vùng "kinh tế mới" của huyện Bố Trạch, có diện tích đất gò đồi rộng lớn, thích hợp để trồng một số cây dược liệu. Hiện nay, người dân nơi đây đang trồng các cây nông nghiệp, như: Sắn, ngô, đậu đỗ các loại... Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp nên bà con cũng không mặn mà để tiếp tục đầu tư sản xuất, dẫn đến việc bỏ hoang đất khá nhiều.

Để tận dụng đất hoang và lược bỏ những loại cây trồng năng xuất kém, hiệu quả kinh tế không cao, xã Sơn Lộc đã xây dựng mô hình trồng cây dược liệu trên đất gò đồi.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, chính quyền địa phương cùng các đơn vị đã phân tích chất lượng đất, nước ở vùng triển khai đủ điều kiện sản xuất cây dược liệu, xác định được địa điểm và lựa chọn hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình; đồng thời, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở và nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dược liệu kim tiền thảo, sâm báo.

Phát triển mô hình trồng cây dược liệu trên đất gò đồi - Ảnh 2.

Mô hình trồng cây dược liệu trên đất gò đồi nói riêng và trồng cây dược liệu tại nơi đất trống, đất hoang mang lại hiệu quả cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập.

Kỹ thuật trồng, sơ chế kim tiền thảo và sâm báo cũng được thực hiện theo tiêu chuẩn GACP-WHO nên không gây ô nhiễm môi trường tại nơi trồng, chế biến; các chất thải trong quá trình sơ chế dược liệu kim tiền thảo và sâm báo được phân loại, xử lý và tận dụng để làm phân bón hữu cơ. Vùng gò đồi xã Sơn Lộc vốn khô khan nay được trải một màu xanh mát; môi trường ngày càng xanh-sạch-đẹp nhờ các loại cây dược liệu nảy lộc đơm hoa.

Từ mô hình tại xã Sơn Lộc, các loại cây dược liệu có giá trị như kim tiền thảo, sâm báo sẽ ngày càng được mở rộng diện tích trên vùng gò đồi ở huyện Bố Trạch. Các cấp chính quyền huyện Bố Trạch sẽ tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ, khuyến khích các địa phương vùng gò đồi trên địa bàn huyện xây dựng vùng chuyên canh, tổ chức trồng, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm từ các loại được liệu quý; góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cây Dược liệu là những loại cây trồng khá dễ tính, nên vì thế chúng cũng có thể phù hợp với những vùng đất cao như gò đồi, gò mùi và qua việc lai tạo cấy giống, chúng cũng đã có thể thích ứng với khả năng biến đổi khí hậu và những vùng có thời tiết khắc nghiệt như Cao Bằng, Lạng Sơn… Từ đó, mô hình trồng dược liệu vùng gò đồi đã được áp dụng mạnh mẽ, là mô hình trồng chủ yếu tại những vùng gò đồi, vùng núi mang đến hiệu quả kinh tế cực cao cho người dân tại vùng đất ấy.

Ưu điểm của mô hình trồng dược liệu vùng gò đồi là vừa giúp việc gia tăng, bảo tồn cây tự nhiên từ các vùng đất này, vừa có thể tận dụng xen canh trồng trọt cây dược liệu giúp mang đến nguồn thu nhập cao hơn cho những người dân vùng cao.

Xem thêm video được quan tâm:



Thành Long
Ý kiến của bạn