Hà Nội

Phát triển mô hình 'Điểm sơ cấp cứu' dọc Quốc lộ

11-11-2023 19:41 | Xã hội
google news

SKĐS - Mô hình Điểm sơ cấp cứu ở Nghệ An thu hút được 65 người tham gia, ở 2 tuyến Quốc lộ 1A (QL) và Quốc lộ 46C. Họ là nhân viên y tế, thành viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên làm nghề lái xe ôm, xe taxi...

Ngày 11/11, ông Phan Huy Chương, Phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông (ATGT) Nghệ An cho biết, Ban ATGT đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Sở Y tế và chính quyền các địa phương để nhân rộng mô hình "Điểm sơ cấp cứu" dọc tuyến QL.

Phát triển mô hình 'Điểm sơ cấp cứu' dọc Quốc lộ- Ảnh 1.

Các tình nguyện viên trong buổi diễn tập huấn sơ cấp cứu.

Mô hình Điểm sơ cấp cứu ở Nghệ An thu hút được 65 người tham gia, ở 2 tuyến QL1A và QL46C. Họ là nhân viên y tế, thành viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên làm nghề lái xe ôm, xe taxi, người dân địa phương đã được tập huấn về sơ cấp cứu tại chỗ.

Ngoài ra, đội ngũ sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng, lực lượng nòng cốt tại các trạm, điểm sơ cấp cứu chung của Hội Chữ thập đỏ. Họ không chỉ tham gia sơ cấp cứu cho nạn nhân TNGT, mà còn cấp cứu, hỗ trợ cho những người bị thương tích do tai nạn lao động, do thiên tai, đuối nước...

Ông Phan Huy Chương nhấn mạnh, để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các thành viên của Điểm sơ cấp cứu, các tình nguyện viên có nhiều khóa tập huấn. 

"Khóa tập huấn sẽ trang bị những kiến thức, kỹ năng giúp các tình nguyện viên bình tĩnh, chủ động trợ giúp hay chữa trị lúc ban đầu cho nạn nhân bị tai nạn giao thông trước khi có xe cứu thương hoặc được nhân viên y tế hay bác sĩ chữa trị", ông Chương nhấn mạnh.

Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh cũng đề nghị Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh quan tâm, nhân rộng hơn các mô hình "Điểm sơ cấp cứu" nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, là các khu vực thường xảy ra tai nạn giao thông, các tuyến đường QL, tỉnh lộ có mật độ tham gia giao thông cao.

Phát triển mô hình 'Điểm sơ cấp cứu' dọc Quốc lộ- Ảnh 2.

Các tình nguyện viên điểm sơ cấp cứu luôn cứu giúp người bị nạn không kể ngày đêm, mưa nắng hoàn toàn tự nguyện.

Các thành viên Điểm sơ cấp cứu cho biết, khó khăn hiện nay là các điểm chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động nên còn thiếu thốn về vật tư y tế, dụng cụ sơ cấp cứu. Hầu hết mọi người tự bỏ công, bỏ tiền, hoặc vận động, kêu gọi hỗ trợ.

Theo thống kê của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An, trong 6 năm hoạt động từ 2017 đến nay, mô hình sơ cấp cứu nạn nhân TNGT ở Nghệ An đã cứu giúp cho hơn 200 nạn nhân TNGT.

Mô hình ban đầu hoạt động tự phát vào năm 2012 do một nhóm người làm nghề xe ôm, lái xe taxi, y tế thôn cùng làm ở khu vực ngã ba Yên Lý - QL1A. Đến năm 2017, được tổ chức bài bản hơn, trang bị đầy đủ dụng cụ sơ cứu thương và được Sở Y tế Nghệ An cấp phép hoạt động.

Điều kiện hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏĐiều kiện hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

SKĐS - Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra

Công an bắt nóng nhóm đối tượng tấn công nam sinh lớp 11 trọng thương do mâu thuẫn | SKĐS


V. Đồng
Ý kiến của bạn