Nỗi ám ảnh của thương phế binh đến phát triển chi giả đầu tiên
Năm James Edward Hanger 18 tuổi thì Nội chiến Mỹ bùng nổ. Là một sinh viên kỹ thuật, Edward Hanger bỏ học tại Đại học Washington (ngày nay là Đại học Washington & Lee) để nhập ngũ vào ngày 1/6/1861. Chỉ 2 ngày sau khi nhập ngũ, Hanger nhận nhiệm vụ ra trận Philippi (một địa danh vào thời đó là ở Virginia, ngày nay là Tây Virginia). Ngay trong ngày đầu ra trận này, Hanger đã bị trúng thương và buộc phải cắt bỏ chi để cứu lấy tính mạng.
Trong suốt lịch sử, có rất nhiều người đã kỳ thị những người tàn tật/khuyết tật, ngay cả với những người không may bị thương hoặc bị bắt làm tù binh chiến tranh. Edward Hanger bị đặt trong tình thế sợ bị dè bỉu như thế và nghĩ cách phải đi lại bằng đôi chân theo đúng nghĩa đen và chợt lóe lên đầu anh 2 từ “chi giả”...
James Edward Hanger là thương binh, người tự nghĩ ra cách làm chi nhân tạo thay thế.
Khi nhốt mình trong phòng, James Edward Hanger bắt tay vào chế tạo ra một chiếc chi giả và 3 tháng sau đó (tháng 11/1861), anh đã phát minh ra thiết bị gọi là “chi Hanger”. Chi Hanger bao gồm mắt cá chân và đầu gối đi kèm bản lề cho phép chi di chuyển được nhiều hơn. Gần cuối năm 1861, Hanger đã ký hợp đồng với Liên minh miền Nam Hoa Kỳ để phát triển các chi giả cho lính của lực lượng này. Đến năm 1891, ông đã nhận bằng phát minh Mỹ về chi giả.
Edward Hanger đã tự đeo “chi Hanger” cho mình lần đầu tiên vào tháng 11/1861 và khi mở cửa phòng đi ra với chi giả, anh đã làm cho cha mẹ hết thảy kinh ngạc. Sau đó, Hanger đã mở rộng thiết bị của mình cho phía dân sự. Ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, Hanger vẫn tận hiến những năm tháng tuổi già để trao chi giả cho những người khốn khổ khác trong các hoàn cảnh chiến tranh, tai nạn hoặc bệnh tật. Vào thời điểm năm 1919, công ty J.E. Hanger thực sự là một đầu tàu thế giới về chi giả. Ngày nay, Hanger Inc là một công ty thương mại có doanh thu 1 tỷ USD vẫn đang dẫn đầu thế giới về chi giả khi cung cấp hơn 400.000 sản phẩm chỉnh hình và chi giả, cũng như điều trị cho hơn 1 triệu bệnh nhân mỗi năm.
Một cái chân gỗ có từ thời kỳ Đại chiến thế giới thứ nhất.
Những phát minh trong thời nội chiến là bước nhảy vọt lớn nhất trong công nghệ chân tay giả cho đến năm 1946 khi chiếc tất hút được UC Berkeley phát triển.
Cuộc cách mạng chi giả tiên tiến
Trong những năm gần đây, chi giả đã trở thành một kỳ quan của công nghệ y tế và robot sử dụng cảm biến để mô phỏng thần kinh con người cũng như có khả năng tự điều chỉnh theo mức độ hoạt động, địa hình và chuyển động. Chi giả cũng là những cỗ máy tinh xảo khi tích hợp công nghệ Bluetooth, thủy lực và phần mềm. Hiện tại đang có một số loại chi giả có thể khai thác sức mạnh của tâm trí, dịch thứ mà con người nghĩ về các chuyển động của chi.
Thương binh Jerrod Fields, từng đoạt Huy chương Vàng môn chạy 100m vào năm 2009 với chi giả.
Ngày nay, chi giả có thể được phủ nhiều loại vật liệu trông tương tự như da người, và hiện tại có đến 18 tông da người khác nhau. Sợi carbon là một trong những loại vật liệu khiến cho chi giả trở nên nhẹ hơn các mô hình trước đó, hiện thời công nghệ in 3D dùng tạo ra chi giả và có lớp da phủ ngoài.