Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

24-09-2023 20:13 | Y học cổ truyền

SKĐS - Dù tiềm năng phát triển dược liệu ở Việt Nam rất lớn nhưng hầu hết là tự phát, dược liệu chủ yếu ở tán rừng, bên trong rừng phòng hộ… Việc phát triển liên kết theo chuỗi giá trị là cách duy nhất nâng cao giá trị cho dược liệu

Người giữ gìn nghề thuốc nam của dân tộc NùngNgười giữ gìn nghề thuốc nam của dân tộc Nùng

SKĐS - Sinh ra trên mảnh đất xứ Lạng nhưng lương y Đỗ Đồng Néc lại trở thành người giữ gìn những cây thuốc nam trên mảnh đất bazan Đắk Nông. Những bài thuốc quý của dân tộc Nùng đã được ông Néc dùng để cứu chữa cho bà con dân tộc nơi đây.

Tiềm năng lớn nhưng tài nguyên còn tản mát

Nhiều khu vực ở nước ta là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài cây dược liệu đã được ghi nhận, trong đó khoảng 200 loài đã được khai thác thương mại. Nhiều loài có giá trị cao, là dược liệu quý được thế giới công nhận như sâm Ngọc Linh, thông đỏ, hoa hoè, trinh nữ hoàng cung, giảo cổ lam…

Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hoá mỹ phẩm…

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị - Ảnh 2.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu.

Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Có thể nói, tiềm năng phát triển ngành dược liệu ở Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên hầu hết các loài cây dược liệu đều sinh trưởng bên trong rừng phòng hộ, dưới tán rừng - vốn là địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do vậy, phát triển ngành dược liệu sẽ mở ra cơ hội rất lớn đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình) là giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Trong Chương trình có Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Hình thành hệ thống chuỗi giá trị dược liệu quý

Ông Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cho biết, Mục tiêu đặt ra về phát triển vùng dược liệu quý là bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Các dự án phát triển dược liệu quý tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số, do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và được cam kết hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Sự thành công của các dự án phụ thuộc hoàn toàn vào mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngân hàng), trong đó đảm bảo bao tiêu đầu ra sản phẩm là mấu chốt. Trong thiết kế của chương trình này, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo đầu ra cho bà con trồng dược liệu. Đối với doanh nghiệp (hay còn gọi là chủ trì liên kết), trong chương trình này, các địa phương phải lựa chọn được chủ trì liên kết đảm bảo được năng lực về kinh tế, năng lực để triển khai, đặc biệt là năng lực để bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Theo ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, với tiềm năng và thế mạnh trên, phát triển cây dược liệu quý hứa hẹn sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là lần đầu tiên cây dược liệu được ưu tiên hỗ trợ đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây cũng là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển vùng trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, một quyết sách mang tính chiến lược trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển dược liệu với sinh kế của người dân.

Theo lộ trình Chính phủ đề ra, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm thực hiện theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện, của 21 tỉnh với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian tới, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho 22 Ủy ban nhân dân huyện trong toàn quốc triển khai nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý (18 dự án vùng trồng dược liệu quý) và triển khai trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (4 trung tâm nhân giống).
Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng giúp bảo tồn cây thuốc quý, hiệu quả kinh tế caoMô hình trồng dược liệu dưới tán rừng giúp bảo tồn cây thuốc quý, hiệu quả kinh tế cao

SKĐS - Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng hiện là giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, tồn cây thuốc quý, mở ra hướng phát triển sinh kế mới cho người dân xã Đồng Phúc (Ba Bể- Bắc Kạn).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phòng Bệnh Hô Hấp Khi Thời Tiết Chuyển Lạnh


PV
Ý kiến của bạn