Bảo đảm an sinh xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về tình hình kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi, tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.
Ngày 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024. Ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký – Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tại Nghị quyết trên, chia sẻ với báo chí, TS. Nguyễn Tiến Hùng (Trưởng Khoa Cơ bản, HV Chính sách và Phát triển) cho biết, trong hơn 35 năm tiến hành đổi mới, việc bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, trước hết là về hệ thống BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động.
Cụ thể, việc phát triển và thực hiện BHXH, BHTN, BHYT là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu tiến tới BHXH, BHYT toàn dân nhằm bảo đảm cho mọi người dân đều được tiếp cận và thụ hưởng quyền ASXH và chia sẻ những thành tựu của quá trình KT-XH của đất nước.
Thực hiện tốt các chế độ cho người tham gia
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã thực hiện tốt các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia. Nếu năm 2015 cả nước có 12,07 triệu người tham gia BHXH, chiếm 23% lực lượng lao động thì đến năm 2019 có 31,9% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, tăng gần 8% so với năm 2015.
Năm 2020 diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,1 triệu người tham gia, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi; tính đến hết ngày 31/12/2022, số người tham gia BHXH là 17,498 triệu người, đạt khoảng 38,07% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, cao hơn kế hoạch 0,07% , tăng 5,75% so với năm 2021.
Năm 2022, ước tính đã giải quyết cho khoảng 95.000 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; 1.113.164 người hưởng trợ cấp 1 lần (trong đó 895.598 người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần); giải quyết 10.920.098 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Phối hợp với ngành LĐTB&XH giải quyết cho 977.607 người hưởng các chế độ BHTN; trong đó 957.511 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp và 20.096 người hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.). Về chế độ BHYT, cả nước có khoảng 151,388 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú; Số chi khám, chữa bệnh BHYT là 106.732 tỷ đồng…
Nghị quyết số 01 của Chính phủ, tăng 25,6% so với năm 2015 so với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị vượt 10,85%. Với tỷ lệ bao phủ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn. So với các quốc gia phát triển trên thế giới, để đạt mục tiêu BHYT toàn dân cần từ 40 đến 80 năm, trong khi Việt Nam là 17 năm.
Đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,15%
Tại Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 theo Nghị quyết 68/2022/QH15 của Quốc hội, ngành y tế được giao 3 chỉ tiêu chủ yếu là: Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 12 bác sĩ; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 32 giường bệnh; Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 93,2% dân số. Kết quả cho thấy, ngành y tế đã đạt và vượt cả 3/3 chỉ tiêu Quốc hội giao.
Tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngành y tế tiếp tục được giao 3 chỉ tiêu, cụ thể: Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
Ngày 24/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 546/QĐ-TTg về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025.
Theo Quyết định, chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc năm 2022 là 92,6%; năm 2023 là 93,2%; năm 2024 là 94,1%; năm 2025 là 95,15%.
Để đạt được chỉ tiêu trên, Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và giải pháp triển khai thực hiện để đạt chỉ tiêu được giao.
Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về người lao động, tiền lương của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để rà soát, đối chiếu và xử lý tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, trình HĐND để bố trí ngân sách địa phương và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm cho người dân tham gia BHYT.