Phát thừa hơn 10.000 thẻ BHYT, vì sao?

18-05-2013 09:29 | Tin nóng y tế
google news

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn vừa thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách BHYT tại các địa phương trong tỉnh. Qua giám sát đã phát hiện, năm 2013 toàn tỉnh cấp thừa hơn 10.000 thẻ BHYT. Vì sao có tình trạng này?

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn vừa thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách BHYT tại các địa phương trong tỉnh. Qua giám sát đã phát hiện, năm 2013 toàn tỉnh cấp thừa hơn 10.000 thẻ BHYT. Vì sao có tình trạng này?

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bắc Kạn, hiện nay có khoảng 96% dân số thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT (bắt buộc) và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ, còn lại 4% đối tượng tự nguyện tham gia BHYT. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn Bắc Kạn được chú trọng và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: đối tượng là người dân tộc Kinh đi khai hoang từ rất lâu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế và điều kiện chăm sóc sức khỏe rất khó khăn, nhưng theo quy định của Luật BHYT thì đối tượng này không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; việc cùng chi trả 5% đối với một số đối tượng (người già cô đơn, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi)... theo kiến nghị của một số huyện trong tỉnh là chưa phù hợp.
Phát thừa hơn 10.000 thẻ BHYT, vì sao? 1
 Khám chữa bệnh cho người dân có thẻ BHYT ở cơ sở.

Giám sát thực hiện BHYT tại huyện Pắc Nạm cho thấy, tại một số thôn, xã vùng cao, họ và tên của đối tượng trên giấy tờ hợp pháp còn nhiều điểm chưa thống nhất làm cho việc điều tra, thống kê, lập danh sách mua thẻ BHYT gặp nhiều khó khăn. Cán bộ chuyên trách làm công tác BHYT cho các đối tượng chưa có, chủ yếu cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm nên dẫn đến những tồn tại trong việc cấp trùng, sai sót, cấp chậm thẻ BHYT cho đối tượng... Điều đáng lưu ý, trong việc cấp thẻ BHYT đã có tình trạng cấp thẻ BHYT cho người đã chết hoặc tình trạng nhiều người được cấp 2 - 3 thẻ BHYT; hàng nghìn thẻ BHYT ghi các thông tin không chính xác, trong khi đó cũng có nhiều trường hợp được hỗ trợ mua, cấp thẻ BHYT bị sót, chậm... gây khó khăn cho việc khám, chữa bệnh và thực hiện chính sách BHYT. Nguyên nhân của tình trạng này được đoàn giám sát chỉ ra là do việc cấp thẻ BHYT chủ yếu dựa vào thống kê của thôn, xã; thông tin về người được cấp thẻ không nhất quán, thiếu chính xác; việc rà soát, thẩm tra thực hiện chưa tốt; cấp huyện, xã không có cán bộ chuyên trách theo dõi việc thực hiện chính sách BHYT; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các cấp chưa chặt chẽ.

Năm 2012, Quỹ BHYT của tỉnh Bắc Kạn thừa hơn 46 tỷ đồng, tỉnh này kiến nghị Trung ương cho phép được sử dụng số tiền này để mua sắm trang thiết bị y tế nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tất cả các địa phương và các cơ quan chức năng của tỉnh đều kiến nghị Nhà nước cấp phát thẻ BHYT cho người dân tộc Kinh đã sinh sống, khai hoang ở vùng đặc biệt khó khăn 40 - 50 năm qua như với người dân tộc thiểu số ở địa phương.

Theo BS. Nông Quốc Chí, Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, để khuyến khích người dân sử dụng thẻ BHYT để KCB ban đầu, ngành y tế Bắc Kạn đã chú trọng đầu tư về mọi mặt, các trang thiết bị thiết yếu để các trạm y tế có đủ điều kiện, sẵn sàng tiếp nhận khám chữa bệnh cho bệnh nhân, từ đó tạo niềm tin cho người dân khi tham gia khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở. Bên cạnh đó, Sở Y tế tăng cường giám sát bảo đảm quyền lợi của người dân tham gia BHYT; chỉ định dùng thuốc đúng bệnh, an toàn hiệu quả, chống lạm dụng và lãng phí, nhưng phải bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu của người bệnh có thẻ BHYT.            

Bài, ảnh: Võ Hải


Ý kiến của bạn