Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khi tiến hành chụp MRI so với xét nghiệm PSA (đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt) trị giá 16,8 triệu bảng được tiến hành.
Các nhà khoa học Anh cũng nghiên cứu xem chụp MRI có thể thay thế quá trình sinh thiết tế bào tuyến tiền liệt hay không. Quá trình sinh tiết tế bào có thể gây đau đớn và các phản ứng phụ nghiêm trọng như chảy máu, nhiễm trùng huyết và tiểu rắt.
Một nghiên cứu đột phá tiến hành năm 2017 cho thấy chụp MRI cho nam giới có kết quả xét nghiệm PSA dương tính có thể loại trừ 27% trường hợp có kết quả giả.
Chụp MRI có thể định hướng vị trí kim khi làm xét nghiệm sinh thiết, nghĩa là 18% trường hợp mắc ung thư sẽ được phát hiện.
Nghiên cứu đánh giá chụp MRI có thể kết hợp với các xét nghiệm công nghệ cao khác để dự đoán ung thư được tiến hành trên 1.000 nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt từ trung bình đến cao.
Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá hiệu quả phát hiện ung thư khi chụp MRI ở 300 người chưa làm xét nghiệm PSA trong độ tuổi từ 60 đến 75.
Giáo sư Mark Emberton, Đại học London, cho biết: "Chúng tôi đang bắt đầu một nghiên cứu mới đầy tham vọng để tìm ra phương pháp kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt đáng tin cậy và thậm chí không cần làm sinh thiết".
Karen Stalbow thuộc tổ chức Prostate Cancer UK cho biết: "Tiến hành chụp MRI trước khi làm sinh thiết là bước tiến lớn trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trong nhiều thập kỷ".