Phát hiện thuốc giảm đau gây nguy cơ đông máu

26-08-2015 14:12 | Dược
google news

Theo nghiên cứu, thuốc giảm đau có nguy cơ gây hiện tượng cục máu đông, đặc biệt bệnh nhân dễ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim khi máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận...

Trong một bài viết trên tạp chí Thấp khớp, xuất bản ngày 24/9, cho biết việc sử dụng các loại , kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ máu đông ở tĩnh mạch.

Những loại máu đông bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). Nguy cơ xuất hiện máu đông ở những bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID đã tăng lên đến 80%, các tác giả nghiên cứu cho hay.

Thuốc giảm đau có thể gây đột qụy hoặc nhồi máu cơ tim vì hiện tượng cục máu đông
Thuốc giảm đau có thể gây đột qụy hoặc nhồi máu cơ tim vì hiện tượng cục máu đông. Ảnh minh họa

Phân tích dựa trên 6 nghiên cứu cho thấy có 21.401 bệnh nhân đã mắc huyết khối tĩnh mạch (VTE), tức là xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch. Ngoài ra, ngày 24/9 Health Day cũng thông tin chi tiết về mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs và nguy cơ tăng hiện tượng cục máu đông.

Thuốc chống viêm không steroid được tìm thấy trong các loại thuốc theo toa cũng như trong các loại chế phẩm có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Học viện chuyên Gải phẫu Chỉnh hình Mỹ đã liệt kê các thành phần phổ biến nhất trong NSAID bao gồm: aspirin, ibuprofen và naproxen thuộc những thương hiệu như Advil, Motrin, Aleve và nhiều sản phẩm aspirin do công ty Bayer sản xuất. Acetaminophen không nằm trong danh sách thuốc NSAID, tuy nhiên nó vẫn có thể được tìm thấy trong công thức của loại thuốc này.

Đơn thuốc NSAIDs gồm chất ức chế COX-2. Vioxx và Bextra đã bị cấm khỏi thị trường do nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ và các chứng bệnh lâm sàng Cleveland Clinic ..

Celebrex vẫn có mặt trong toa thuốc nhưng tương tự như NSAIDs, thuốc này cũng được cảnh báo làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cho người sử dụng.

Mặt khác, thành phần COX-2 trong thuốc gây nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa ít hơn so với các loại thuốc giảm đau khác và có thể phù hợp hơn đối với một nhóm bệnh nhân nhất định.

Tờ Health Day đã trích dẫn lời của TS Steven Carsons, trưởng phân khoa bệnh thấp khớp, dị ứng và miễn dịch học tại BV Đại học Winthrop, cho rằng aspirin tiếp tục là một loại thuốc ngăn ngừa hiện tượng cục máu đông hiệu quả. Ông cũng nhận định thêm việc sử dụng naproxen không làm tăng nguy cơ đông máu.

Tuy nhiên, hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

Máu đông gây nguy hiểm nhất khi chúng hình thành trong mạch máu ở tim và não, hoặc chảy từ những khu vực khác trong cơ thể đến. Hiện tượng này dễ gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ nhiệt khi cục máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận của não hoặc tim.

Acetaminophen là thành phần hoạt chất trong hàng loạt các loại thuốc như Tylenol. Cho dù thuốc theo toa hay mua riêng lẻ tại các quầy, thì thành phần này luôn được sử dụng để giảm đau và hạ sốt tương tự như NSAIDs.

Tuy nhiên, đây không phải là một loại thuốc kháng viêm không steroid, vì vậy Acetaminophen gây nguy cơ tổn thương gan. Đặc biệt, bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 4.000 mg Acetaminophen mỗi ngày.

Tóm lại, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và các hướng dẫn sử dụng kèm theo về các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt trước khi dùng. Cả NSAIDs và Acetaminophen có trong hàng loạt các dược phẩm khác nhau. Hơn nữa, liều lượng tích lũy trong một số thuốc còn vượt giới hạn an toàn cho phép.

Theo Linh Nguyễn - Chất lượng Việt Nam

 

 


Ý kiến của bạn