Hà Nội

Phát hiện sớm bệnh lý đáy mắt để tránh nguy cơ mù lòa

08-02-2024 08:01 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh lý đáy mắt ngày càng gia tăng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân gây giảm, mất thị lực và mù loà hàng đầu.

Các bệnh mắt nhưng nguyên nhân không từ mắtCác bệnh mắt nhưng nguyên nhân không từ mắt

SKĐS - Cuộc sống hiện đại, khiến người mắc bệnh về mắt ngày một gia tăng. Bệnh về mắt có rất nhiều và có những bệnh ảnh hưởng đến mắt nhưng không từ mắt.

Đáy mắt là thuật ngữ y khoa chung nhằm để phân vùng một cách chính xác vị trí 2 cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau ở sâu trong nhãn cầu, đó là dịch kính và võng mạc. Bệnh đáy mắt là một trong những căn bệnh thường gặp phải ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, với một số người, bệnh lý này vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và hầu như người bệnh không mấy chú trọng đến.

Đáy mắt là thuật ngữ y khoa chung nhằm để phân vùng một cách chính xác vị trí 2 cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau ở sâu trong nhãn cầu, đó là dịch kính & võng mạc.

Đáy mắt là thuật ngữ y khoa chung nhằm để phân vùng một cách chính xác vị trí 2 cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau ở sâu trong nhãn cầu, đó là dịch kính và võng mạc.

Nguyên nhân và dấu hiệu bị bệnh lý đáy mắt

Nguyên nhân gây bệnh thường là do chấn thương nặng ở mắt, yếu tố di truyền, tuổi già, cận thị quá nặng trong thời gian dài, biến chứng sau phẫu thuật thay thủy tinh thể hoặc là biến chứng tiểu đường tại mắt….

  • Thấy điểm đen trước mắt.
  • Mất cảm giác nhận màu sắc.
  • Mắt bị mờ đột ngột, có điểm mờ trong trung tâm hình ảnh hoặc hình ảnh bị méo mó, biến dạng.
  • Các triệu chứng của bệnh thường đột ngột và diễn biến xấu đi nhanh chóng.

Có đến 45% bệnh nhân bị bệnh ở một mắt sẽ có nguy cơ mắt thứ hai trong vòng 3 – 4 năm. Bệnh lý đáy mắt chỉ có thể phát hiện được thông qua hệ thống trang thiết bị khám chuyên biệt, đồng bộ. Việc phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp ngăn chặn và điều trị các biến chứng nguy hiểm, tránh tổn thương thị giác và mất hẳn thị lực.

Bệnh lý đáy mắt gồm những bệnh gì?

Đáy mắt hay còn gọi là võng mạc là một tổ chức thần kinh rất tinh tế có chức năng cảm nhận ánh sáng và truyền tải tín hiệu ánh sáng về não. Đáy mắt có cấu tạo rất phức tạp nên các bệnh ở đáy mắt cũng rất đa dạng. Các bệnh lý đáy mắt thường gặp như là thoái hóa hoàng điểm do tuổi già, phù hoàng điểm do đái tháo đường, phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc… đều có nguy cơ gây mù lòa cao, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và dễ bị trầm cảm, lo lắng. Các bệnh lý đáy mắt thường làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế năng lực và sự độc lập trong cuộc sống, tạo gánh nặng cho xã hội.

Bệnh lý đáy mắt thường gặp bao gồm:

  • Xuất huyết dịch kính.
  • Võng mạc tiểu đường.
  • Rách hoặc bong võng mạc.
  • Thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
  • Viêm màng bồ đào.
  • Màng trước võng mạc.
  • Tắc tĩnh mạch hoặc động mạch võng mạc
  • Thoái hóa võng mạc, dịch kính (vẩn đục pha lê thể).

Cách phòng ngừa các bệnh lý đáy mắt

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về đáy mắt đó là: người bị bệnh đái tháo đường, cao tăng huyết áp, người có bệnh và tật khúc xạ ở mắt, người bị béo phì, tăng Lipid máu, người hút thuốc lá... cần đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

Cách để phát hiện bệnh sớm nhất là thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ.

Cách để phát hiện bệnh sớm nhất là thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ.

Ở giai đoạn sớm, những tổn thương đáy mắt mới ở vùng ngoại vi, chưa vào đến vùng trung tâm nên chưa ảnh hưởng đến sức nhìn, điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân.

Để phát hiện kịp thời bệnh lý đáy mắt, bệnh nhân cần tìm một trung tâm nhãn khoa có đầy đủ hệ thống khám, chẩn đoán hình ảnh đồng bộ. để từ đó bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý, tiên lượng được những biến chứng có thể xảy ra và đánh giá được quá trình tiến triển bệnh nếu bệnh nhân được theo dõi thường xuyên.

Bên cạnh đó, cần tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, kiểm soát cân nặng, không để béo phì. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như lutein, zeaxanthin, vitamin A , C , E, beta-carotene, Axit béo omega-3, kẽm….Các thực phẩm này có nhiều trong thực phẩm tốt cho mắt như cá, dầu đậu nành, trứng, sữa, rau xanh….

Xem thêm video được quan tâm

Rau cải rất tốt nhưng "đại Kỵ" với những người này | SKĐS


Bs Nguyễn Thu
Ý kiến của bạn