Hà Nội

Phát hiện quần thể gấu ngựa quý ở Thanh Hóa

08-02-2024 07:23 | Xã hội
google news

SKĐS - Cán bộ kiểm lâm đã phát hiện ra loài gấu ngựa với quần thể các con đực, con cái, con nhỏ và ghi nhận 39 vết cào của gấu trên vỏ thân cây ở Vườn quốc gia Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa.

Khánh thành giai đoạn I Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại vườn quốc gia Bạch MãKhánh thành giai đoạn I Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại vườn quốc gia Bạch Mã

Sáng 17/11/2023, tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tổ chức động vật Châu Á tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 dự án "Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II".

Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (tỉnh Thanh Hóa) cho biết những cá thể gấu ngựa được phát hiện trong quá trình thực hiện nhiệm "Điều tra đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài gấu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (giai đoạn 2023 - 2025).

Nhiệm vụ của đơn vị sẽ đánh giá hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái học, thức ăn và sinh cảnh sống, các mối nguy cơ đe dọa, xây dựng được kế hoạch quản lý, bảo tồn đối với các loài gấu.

Kết quả tính đến hiện tại, cán bộ kiểm lâm đã phát hiện ra loài gấu ngựa với quần thể các con đực, con cái, con nhỏ và ghi nhận 39 vết cào của gấu trên vỏ thân cây và 5 lần ghi nhận cành cây có quả bị gấu bẻ tụm lại như tổ.

Phát hiện quần thể gấu ngựa quý ở Thanh Hóa- Ảnh 2.

Gấu ngựa được phát hiện có một quần thể từ con đực, con cái và con nhỏ.

Gấu ngựa (có tên khoa học Ursus thibetanus) là loài thú lớn, nặng 80-180 kg, thân béo, tai tròn, chân trước, chân sau có 5 ngón, đi bằng bàn chân sau. Bộ lông gấu ngựa màu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm, ngực có yếm hình chữ V, đuôi ngắn, không thò ra khỏi bộ lông. Gấu ngựa có tên trong Danh lục đỏ thế giới và Sách đỏ Việt Nam 2007, chỉ còn tại các cánh rừng nguyên sinh, ít tác động của con người.

Ông Đàm Duy Đông, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cho biết: Ban quản lý đã phối hợp với đơn vị tư vấn, thực hiện hoạt động điều tra thực địa, xác định hiện trạng phân bố quần thể các loài Gấu bằng phương pháp điều tra theo 51 tuyến và đặt 115 lượt đặt bẫy ảnh trong các tiểu rừng đặc dụng, nhằm khẳng định sự có mặt hay vắng mặt của các loài gấu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Đồng thời, xác định tập tính, đặc điểm sinh học, thành phần thức ăn, sinh cảnh sống, yếu tố đe dọa đến môi trường sống và nguy cơ suy giảm quần thể các loài gấu.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cũng sẽ xây dựng hệ thống bản đồ ghi nhận các điểm, tuyến, vùng phân bố của các loài gấu tại khu bảo tồn, đồng thời in ấn 2.000 tờ gấp, 2.000 poster và 1 bộ tài liệu tuyên truyền được cấp phát đến cộng đồng.

Thời gian tới, Ban quản lý sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan mở rộng khu vực điều tra để có đủ dữ liệu khẳng định sự tồn tại của loài gấu chó trong Khu bảo tồn. Qua đó, xây dựng được kế hoạch hành động để tìm ra các giải pháp bảo tồn các loài gấu quý hiếm, phục vụ việc duy trì nguồn gen lâu dài.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa, với diện tích trên 24.000 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có hệ sinh thái đa dạng, có giá trị lớn về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch.

Là một trong 3 khu bảo tồn lớn của Thanh Hóa, vì thế Pù Hu hiện có hệ động thực vật rất đa dạng với 915 loài, trong có hơn 30 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Cá thể gấu cuối cùng của tỉnh Hải Dương được về khu bán hoang dãCá thể gấu cuối cùng của tỉnh Hải Dương được về khu bán hoang dã

SKĐS - Mới đây, Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện cứu hộ một cá thể gấu do chủ nuôi ở thị xã Kinh Môn tự nguyện chuyển giao. Đây là cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 8/2: Miền Bắc rét đậm từ 29 Tết, có nới dưới 5 độ C | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn