Việc tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng lên trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và có liên quan thuyết phục đến nguy cơ béo phì, do đó được công nhận là yếu tố nguy cơ cao đối với nhiều bệnh ung thư. Nhưng nghiên cứu về đồ uống có đường và nguy cơ ung thư vẫn còn hạn chế. Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu Pháp đã đánh giá mối liên quan giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường, chế độ ăn uống nhiều ngọt và nguy cơ ung thư nói chung, cũng như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột (đại trực tràng).
Phát hiện của họ dựa trên 101.257 người Pháp khỏe mạnh (21% nam; 79% nữ), để đo lượng đường tiêu thụ của 3.300 mặt hàng thực phẩm và đồ uống khác nhau và được theo dõi trong tối đa 9 năm (2009-2018). Kết quả cho thấy mức tiêu thụ đồ uống có đường tăng 100ml mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ ung thư tổng thể tăng 18% và nguy cơ ung thư vú tăng 22%. Các hợp chất hóa học khác, chẳng hạn như chất phụ gia trong một số loại soda cũng có thể đóng một vai trò.
Qua nghiên cứu này cho thấy, việc giảm tỷ lệ sử dụng đường trong các bữa ăn sẽ góp phần giảm tỷ lệ mắc ung thư.