Phát hiện loài rết lớn ở rừng Phong Nha - Kẻ Bàng

28-10-2024 11:05 | Xã hội
google news

SKĐS - Rết Scolopendra pinguis thuộc họ Scolopendridae có chiều dài trung bình khoảng 5,5 cm, tối đa lên đến 6,5 cm vừa được phát hiện ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.

Phát hiện hàng loạt động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù HoạtPhát hiện hàng loạt động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

SKĐS - Sau khi bí mật đặt các bẫy ảnh trong rừng sâu, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã phát hiện nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm có trong sách đỏ.

Nhóm các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vừa công bố lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của loài rết lớn Scolopendra pinguis Pocock, 1891 có kích thước lên tới 6,5 cm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Rết Scolopendra pinguis thuộc họ Scolopendridae có chiều dài trung bình khoảng 5,5 cm, tối đa lên đến 6,5 cm. Các đốt râu đầu tiên của loài này không có lông, trong khi các đốt sau được bao phủ bởi lớp lông tơ nhỏ. Đầu có màu xanh đậm ở phía trước và chuyển sang màu vàng nhạt ở phần sau, tạo nên đặc trưng màu sắc phân biệt cho loài. Ngoài ra, các chi cuối cùng của chúng dài và mỏng.

Phát hiện loài rết lớn ở rừng Phong Nha - Kẻ Bàng- Ảnh 2.

Loài rết mới phát hiện ở Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trước khi được phát hiện ở Việt Nam, Scolopendra pinguis từng được ghi nhận tại Myanmar, Thái Lan và Lào. Phát hiện mới này cho thấy loài rết này cũng phân bố trong hệ sinh thái rừng đá vôi của Phong Nha - Kẻ Bàng, khu vực có độ ẩm cao và thảm lá dày, đặc biệt tại những khu rừng tre và rừng thường trên nền đá vôi.

Các mẫu vật thu thập tại Phong Nha - Kẻ Bàng cho thấy chúng có những khác biệt nhỏ so với các mẫu được tìm thấy trước đây tại Thái Lan và Lào. Trên tấm lưng và bụng của các mẫu vật ở Việt Nam xuất hiện các lỗ nhỏ rải rác, trong khi ở Lào và Thái Lan không quan sát thấy đặc điểm này. Điều này làm nổi bật sự đa dạng hình thái và di truyền của loài trong các quần thể khác nhau. Các mẫu vật hiện được cố định và bảo quản trong cồn 70-80% tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để phân tích chi tiết.

Theo nhóm nghiên cứu, việc ghi nhận loài Scolopendra pinguis cho thấy khu hệ rết tại Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều loài chưa được khám phá. Nghiên cứu sâu hơn về phân loại học của nhóm này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều phát hiện mới.

Hiện các loài rết lớn thuộc giống Scolopendra nói chung ở Việt Nam bị săn bắt khá phổ biến để phục vụ cho các nhu cầu làm thuốc, sinh vật cảnh hoặc làm thức ăn cho các loài động vật nuôi. Điều này dẫn đến sự suy giảm đáng kể số lượng của các loài này. Việc ghi nhận loài thêm bằng chứng về đa dạng sinh học tại Việt Nam và công tác bảo tồn.

Khu hệ rết ở Việt Nam cho đến nay bao gồm 78 loài được ghi nhận thuộc 26 giống, 13 họ và 4 bộ. Trong số đó, họ Scolopendridae đa dạng nhất với 26 loài được ghi nhận cho cả nước, trong đó có 2 loài mới và 2 ghi nhận mới gần đây.

Loài Scolopendra pinguis được Pocock (1891) mô tả lần đầu tiên từ dãy núi Kayah-Karen ở Myanmar. Loài này còn được mô tả lại bởi Kraepelin (1903) và Attem (1930) dựa trên mẫu vật thu thập từ Myanmar và Indonesia. Siriwut (2016) đã ghi nhận loài này ở Thái Lan (Kanchanaburi, Mae Hong Son, Chiang Mai, Phayao, Chiyaphume và các tỉnh Loei), Lào (các tỉnh Bo Kaew, Luang Prabang, Viêng Chăn và Houaphan) và Indonesia (Batavia, Buitenzorg [nay là Bogor], Java).

Thừa Thiên Huế thả về tự nhiên hàng loạt cá thể động vật quý hiếmThừa Thiên Huế thả về tự nhiên hàng loạt cá thể động vật quý hiếm

SKĐS - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp thả về tự nhiên hàng chục cá thể động vật quý hiếm do người dân phát hiện giao nộp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Béo phì liên quan trực tiếp tới các bệnh ung thư nào? | SKĐS #Shorts


Tô Hội
Ý kiến của bạn