Phát hiện hố đen kỳ lạ ở trung tâm dải ngân hà

07-09-2017 23:28 | Quốc tế
google news

SKĐS - Lần đầu tiên, phát hiện một dạng hố đen kỳ lạ ở trung tâm của dải ngân hà chúng ta. Nó là một bản sao tý hon của “các anh họ” siêu hố đen lân cận.

Phát hiện hố đen kỳ lạ ở trung tâm dải ngân hà

Về lý thuyết, hiện ra lờ mờ ở giữa mỗi thiên hà, các siêu hố đen nặng cỡ 10 tỷ mặt trời tiếp nhiên liệu để sản sinh nên các vì sao và làm biến dạng sự sắp đặt không gian-thời gian của chính nó. Tuy nhiên, khối lượng của hố đen mới phát hiện chỉ lớn hơn mặt trời khoảng 100 nghìn lần, tạo ra một tầng “cỡ vừa”.

Nằm cách trái đất 25 nghìn năm ánh sáng, hố đen này có thể trả lời một câu hỏi lớn: dải ngân hà Milky Way của chúng ta đã tiến hóa như thế nào? Milky Way chứa khoảng 200-400 tỷ ngôi sao và 100 tỷ hành tinh, trong đó có hệ mặt trời của chúng ta.

Các nhà thiên văn học Nhật Bản đã phát hiện ra hố đen trên ẩn sau một đám mây khí phân tử. Tia Alma của kính viễn vọng từ đỉnh Andes, phía bắc Chile giúp quan sát đám mây 195 năm ánh sáng từ điểm trung tâm của dải ngân hà. Nó giúp vén màn bí ẩn vũ trụ, trong đó có cả bí ẩn “Chén Thánh” trong thiên văn.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra các siêu hố đen cần thiết để tạo nên các thiên hà, các vì sao và sự sống. Mỗi hố đen khoảng 0,5 % kích cỡ của ngân hà chủ, cho thấy chúng chính là lực đẩy tạo nên sự tiến hóa của ngân hà.


BV
Ý kiến của bạn