Phát ban trên mặt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 có đáng ngại?

06-08-2021 16:02 | Dược
google news

Tình trạng phát ban, phù nề mặt đã xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đã xuất hiện ở một số người. Vậy phản ứng này có đáng ngại?

Các mảng phù nề, ban đỏ, mụn mủ sau khi tiêm vaccine mRNA.

Hai trong một số ít bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng phát ban trên mặt với mụn mủ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đã được điều trị tại Trung tâm y tế Oregon (Mỹ). Sau khi được sử dụng kháng sinh điều trị cả hai đã khỏi ít ngày sau đó. 

Bệnh nhân nam (50 tuổi), sau tiêm vaccine mRNA phòng COVID-19 trong vòng 24 xuất hiện triệu chứng ớn lạnh. Sau đó sưng mặt, nổi ban đỏ không đau, không ngứa. Khi đến khám, bệnh nhân không sốt nhưng có tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Các mảng phù nề, ban đỏ, ranh giới rõ ràng ở mặt mí mắt với nhiều mụn mủ và vảy tiết.

 Bệnh nhân được chẩn đoán: Mụn mủ khu trú cấp tính, bệnh da liễu bạch cầu trung tính, bệnh rosacea fulminans, viêm nang lông Demodex, và nhiễm trùng da và mô mềm. Sau đó bệnh  điều trị bằng cephalexin và halobetasol 0,05%.

Phản ứng gây mụn trứng cá của vaccine mRNA được điều trị dễ dàng với kháng sinh - Ảnh 2.

Các mảng phù nề trên mặt của hai bệnh nhân sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Sau 3 ngày sử dụng cephalexin, kết quả nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh từ mụn mủ không phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Kết thúc 3 ngày sau đó khi nuôi cấy vi khuẩn từ mụn mủ không phát hiện ra sinh vật gây bệnh. Bệnh nhân ngừng uống cephalexin và các phát ban cũng hết trong vòng 7 ngày. Bệnh nhân được tiêm liều 2 vaccin phòng COVID-19 theo lịch trình và không bị tái phát phản ứng trên da.

Một trường hợp nữa là bệnh nhân nam (80 tuổi), không có tiền sử bệnh mạn tính. Sau tiêm liều 2 vaccine mRNA bị sưng, đau và ban đỏ ngày càng trầm trọng (mũi 1 không có triệu chứng phản ứng phụ). 5 ngày sau tiêm bệnh nhân bị mệt mỏi nên đi khám. Bệnh nhân không có sốt nhưng nhịp tim nhanh, tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Các mảng ban đỏ, phù nề kéo dài trên mí mắt, má, sống mũi. Chẩn đoán bệnh nhân cũng bị như trường hợp trên.

Sau khi được dùng vancomycin, piperacillin/tazobactam và thuốc mỡ tacrolimus 0,1%, các triệu chứng mệt mỏi toàn thân hết trong vòng 24 giờ sau uống thuốc. Sau 5 ngày bệnh nhân được chuyển sang uống kháng sinh doxycycline thêm 5 ngày và hết phát ban hoàn toàn.

Phản ứng gây mụn trứng cá của vaccine mRNA được điều trị dễ dàng với kháng sinh - Ảnh 3.

Các mẫu bệnh phẩm cho thấy có sự thâm nhiễm mô kẽ và nội nang của 2 bệnh nhân.

 Trước đó cả hai bệnh nhân này không có tiền sử mắc bệnh trứng cá đỏ. Các mẫu cấy mô bệnh học phát hiện có sự thâm nhiễm bạch cầu trung tính dày đặc ở kẽ và trong biểu mô nang, dẫn đến tình trạng bùng phát bạch cầu trung tính mụn mủ trên mặt. Việc điều trị bằng kháng sinh đường uống, kết hợp với thuốc bôi tại chỗ đã giúp kiểm soát tốt mụn mủ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cần nghiên cứu thêm để làm rõ tình trạng da liễu này là do tiêm vaccine mRNA, hay là do dấu hiệu bùng phát bệnh da liễu ở người dễ mắc bệnh sau khi tiêm vaccine.

Mời bạn đọc xem thêm video đang được quan tâm:

Nhiễm COVID-19 trong cả nước


Minh Đức
Ý kiến của bạn